Vụ Su-22 rơi ở Yên Bái: Bộ Quốc phòng thông tin chính thức, chuyên gia nói điều bất ngờ

Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có thông tin chính thức vụ máy bay Su-22 số hiệu 5873 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân rơi ở Yên Bái khiến Đại úy phi công cấp 3 Trần Ngọc Duy hy sinh trưa ngày 31/1.
Sputnik
Trong khi đó, phân tích về vụ tai nạn rơi máy bay Su-22 ở Yên Bái, Đại tá Nguyễn Thành Trung chia sẻ một điều hết sức bất ngờ về văn hoá cứu máy bay của lính không quân Việt Nam. Theo đó, chỉ tình huống xấu lắm phi công mới quyết định nhảy dù và bỏ máy bay.

Bộ Quốc phòng thông tin về vụ rơi máy bay Su-22 ở Yên Bái

Liên quan đến vụ cường kích Sukhoi Su-22 của Không quân Việt Nam rơi ở Yên Bái trong quá trình huấn luyện, chiều tối 31/1, theo ghi nhận của Sputnik Việt Nam, Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng đã cập nhật chính thức thông tin ban đầu về vụ tai nạn máy bay Su-22.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, vào lúc 12 giờ 9 phút ngày 31/01/2023, máy bay Su 22, số hiệu 5873 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân do Đại úy phi công cấp 3 Trần Ngọc Duy điều khiển đã cất cánh chuyến bay thứ nhất, bài bay huấn luyện số 206, như Sputnik đã cập nhật trước đó.
“Lúc 12 giờ 27 phút, trong lúc hạ cánh, máy bay đã gặp nạn, phi công được lệnh nhảy dù nhưng cố cứu máy bay, nhưng máy bay bị rơi và phi công đã hy sinh”, - Bộ Quốc phòng xác nhận.
Như vậy, theo thông báo chính thức của Bộ Quốc phòng, phi công cấp 3 Trần Ngọc Duy “đã được lệnh nhảy dù” nhưng vì “cố cứu máy bay” nên sau đó khi cường kích Su-22 bị rơi, phi công tiêm kích đã hy sinh.
Nóng: Yên Bái có tai nạn máy bay quân sự Su-22, phi công Trần Ngọc Duy hy sinh
Bộ Quốc phòng cho biết thêm, Đại úy Trần Ngọc Duy là Phi đội phó, Tham mưu trưởng Phi đội 1 thuộc Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, sinh năm 1992, trú quán tại phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
“Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; cùng với cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương thăm hỏi, động viên gia đình và làm công tác chính sách đối với đồng chí Trần Ngọc Duy và gia đình”, - thông cáo của Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.

Những vụ Su-22 từng rơi ở Việt Nam

Cường kích Sukhoi Su-22 là dòng máy bay có tính năng đặc biệt với công nghệ cánh cụp cánh xòe cho phép tăng tốc nhanh chóng.
Được biết, hiện Trung đoàn 921 của Không quân Việt Nam được trang bị 3 loại máy bay chính là Su-22M, Su-22M3 và Su-22M4.
Cùng với vụ tai nạn rơi máy bay S-22, rất đáng tiếc phải điểm lại, tại Việt Nam, đây không phải là lần đầu tiên ghi nhận máy bay Su-22 của Trung đoàn 921 gặp nạn trong quá trình huấn luyệndù cần nhấn mạnh rằng, việc máy bay quân sự, tiêm kích hay trang thiết bị gặp sự cố là điều khó tránh trong quá trình huấn luyện của bất cứ quân đội hay quốc gia nào.
Bộ Quốc Phòng Việt Nam thông tin chính thức nguyên nhân ban đầu vụ cường kích Su-22 gặp nạn ở Yên Bái
Hồi tháng4/2019, cũng tại sân bay Yên Bái, máy bay Su-22 do Trung tá Phan Thanh Hải điều khiển đã gặp sự cố đứt dù hãm trong quá trình hạ cánh, khiến máy bay lao quá đường băng và bị hư hỏng, phi công kịp nhảy dù và tiếp đất an toàn.
Trước đó, ngày 26/7/2018, một vụ tai nạn Su-22 tại Nghệ An đã khiến 2 phi công bay huấn luyện gồm Trung tá Khuất Mạnh Trí (sinh năm 1978; quê quán: phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) là Phó Trung đoàn trưởng và là Tham mưu trưởng; Thượng tá Phạm Giang Nam (sinh năm 1972; quê quán: xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) là Chủ nhiệm bay Trung đoàn 921 hysinh. Các phi công sau đó đã được truy thăng quân hàm và được cấp bằng “Tổ quốc ghi công”.
Tuy nhiên, đây đều là những mất mát vô cùng lớn đối với lực lượng Không quân Việt Nam.

“Tình huống xấu lắm mới bỏ máy bay”

Đại tá Nguyễn Thành Trung, phi công quân sự kỳ cựu của Việt Nam đã bày tỏ sự đau xót và niềm tiếc thương vô hạn cho người đồng đội trẻ - phi công Trần Ngọc Duy (dù anh đã nhận được lệnh nhảy dù nhưng vẫn cố cứu máy bay và hy sinh).
Nhận định về vụ tai nạn máy bay Su-22, theo Đại tá Nguyễn Thành Trung nêu quan điểm với Zing, phi công Trần Ngọc Duy giữ cấp bậc đại úy, tham mưu trưởng của một phi đội thì theo ông, kinh nghiệm bay của phi công gặp nạn “cũng tương đối nhiều, trải qua khoảng 5 năm huấn luyện”.
Theo Đại tá Trung, những người ở trình độ này trong lực lượng cũng hiếm, không có nhiều.Trong khi đó, về mặt kỹ thuật, khi máy bay gặp sự cố không thể hạ cánh, phi công sẽ bỏ máy bay và nhảy dù.
“Song thực tế, phi công lúc nào cũng muốn giữ được máy bay, tình huống xấu lắm mới đành bỏ máy bay để nhảy dù”, - Đại tá Trung nhấn mạnh việc cố cứu máy bay đã trở thành "văn hóa" của phi công tiêm kích Việt Nam.
Đánh giá về cường kích Sukhoi Su-22, Đại tá Thành Trung cho biết đây là dòng máy bay tiêm kích có thể bung dù ở bất cứ độ cao nào, ngay cả khi máy bay đang chạy đà cất cánh.
Nhiệm vụ cấp thiết của Su-22 Việt Nam (Video)
“Tuy nhiên, phi công vẫn có thể hy sinh nếu quá chú tâm vào việc cứu máy bay hoặc gặp sự cố kỹ thuật bất khả kháng”, - chuyên gia quân sự Việt Nam lưu ý.
Cụ thể, khi kích hoạt bung dù, hệ thống tên lửa đẩy ở ghế máy bay (Ejection seat) sẽ nổ, phóng phi công lên một cự ly đủ cao để từ đó tiếp đất bằng dù.
Với áp lực tạo ra từ ejection seat, phi công thường bị bất tỉnh, thậm chí gặp chấn thương, nhưng vẫn giữ được tính mạng.
Trong trường hợp của phi công Trần Ngọc Duy, dù đã được lệnh nhảy dù, nhưng do cố cứu lấy máy bay nên phi công đã anh dũng hy sinh.
Thảo luận