Thế Giới Di Động mạnh tay cắt giảm hơn 7.000 nhân sự

HÀ NỘI (Sputnik) - Tính đến cuối năm 2022, quy mô nhân sự tại Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) giảm 7.029 nhân viên trong vòng 3 tháng.
Sputnik
Theo thông tin được công bố tại Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 cho thấy, số lượng nhân viên của công ty tại ngày 31/12/2022 là 73.202. Trong khi đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 cho thấy tính đến hết ngày 30/9/2022, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) ghi nhận tổng cộng 80.231 nhân viên.
Điều này đồng nghĩa chỉ trong vòng 3 tháng, TGDĐ đã cắt giảm hơn 7.000 nhân viên, tương đương 4%.
Trên thực tế, giữa năm 2022 cũng là khoảng thời gian TGDĐ đẩy mạnh cắt giảm các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, đồng thời điều chỉnh quy mô một số chuỗi như Bách Hóa Xanh, AVAFashion và AVAJi. Tính đến cuối năm 2022, số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh giảm 20% so với đầu năm 2022 còn 1.728 cửa hàng.
Đại dịch COVID-19
Cuộc đua giữa FPT Retail, Thế giới Di động và Pharmacity mùa Covid-19
Ngoài việc mạnh tay cắt giảm nhân sự trong 3 tháng cuối năm 2022. Tính đến ngày 31/12/2022, Thế giới di động còn hơn 475,4 tỷ đồng tiền lương phải trả cho người lao động. Đồng thời, công ty cũng còn nợ hơn 1.565 tỷ đồng tiền thưởng cho nhân viên.
Như vậy, tính đến cuối năm 2022, Thế giới di động còn đang “giữ” của nhân viên khoản tiền hơn 2.040 tỷ đồng bao gồm lương và lương thưởng.
Lũy kế cả năm, chi phí dành cho nhân viên đạt 9.492 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cùng kỳ.
Về tình hình kinh doanh, tính chung cả năm, TGDĐ thu về 133.405 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021 và hoàn thành 95% kế hoạch. Doanh nghiệp bán lẻ lãi ròng 4.102 tỷ đồng, giảm 16% và chỉ đạt 65% kế hoạch.
Thế Giới Di Động dự định tấn công thị trường Indonesia
Kể từ quý IV/2021, TGDĐ có 4 quý liên tiếp suy giảm lợi nhuận. Mức lãi 619 tỷ đồng trong quý IV/2022 cũng là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2017.
Lý giải về kết quả kinh doanh trong năm vừa qua, MWG do diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới tác động tiêu cực lên sản xuất, việc làm, thu nhập và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam, đặc biệt là trong quý 4/2022.
Điều này dẫn đến sức mua yếu đối với các sản phẩm điện thoại, điện máy mùa cao điểm trước Tết, cũng như xu hướng tiết kiệm với cả các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu. Lãi suất tăng cũng khiến chi phí tài chính tăng mạnh trong quý cuối cùng của năm.
Thảo luận