“Nhân vật có thật”: Bí ẩn quanh câu chuyện “quái vật” Bigfoot được hé lộ

Sinh vật bí ẩn được gọi là Người tuyết Yeti, Bigfoot (Chân khổng lồ), Sasquatch, Gigantopithecus canadensis được nhắc đến trong văn học dân gian và những truyền thuyết của nhiều nền văn hóa khác nhau. Các nhà khoa học đã phân tích một lượng lớn dữ liệu và tìm ra nó là ai trên thực tế.
Sputnik

Bigfoot Liên Xô

Trên khắp thế giới đã ghi nhận hàng nghìn bằng chứng về cái gọi là “quái vật có dấu chân khổng lồ”. Theo trang web của những người đam mê sinh vật này, lần gần đây nhất người ta đã thấy Bigfoot ở Mỹ vào năm ngoái.
Ngoài ra còn có "những bằng chứng vật chất": dấu chân, mảnh da, phân và thậm chí cả tay chân được cho là thuộc về Người tuyết. Vào năm 2012, một mảnh lông tóc đã được tìm thấy ở vùng Kuzbass. Trong bộ phim về Bigfoot nổi tiếng do Roger Patterson và Bob Gimlin ghi lại ở Bắc California vào năm 1967 cho thấy một sinh vật có kích thước khá lớn giống hình dạng con người.
Tên gọi không chính thức của tất cả điều này là homonology. Lịch sử của homonology bắt nguồn từ nửa đầu thế kỷ 19, khi người dân địa phương ở Nepal kể cho các du khách người Anh về những sinh vật không lồ giống hình dạng con người mà toàn thân phủ kín lông màu nâu đỏ.
Hoá ra, nhiều nền văn hóa cũng có những truyền thuyết tương tự.
Ở Liên Xô, các nhà khoa học cũng đã thực hiện các nghiên cứu về chủ đề này. Nhà sử học và xã hội học lỗi lạc Boris Porshnev đã đưa ra giả thuyết rằng, loài Paleoanthrope, một loài cổ xưa thuộc chi Homo, vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Theo nhà khoa học, họ có lối sống "bí mật" ở những vùng sâu vùng xa, đặc biệt là ở vùng núi Pamir. Theo sáng kiến ​​​​của Porshnev, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã thành lập một ủy ban để nghiên cứu Bigfoot.
Vào cuối những năm 1950, một số cuộc thám hiểm đã được tổ chức ở Liên Xô, nhưng, các nhà khoa học đã không tìm thấy được Yeti. Và giả thuyết của Porshnev bị chỉ trích. Nhà sử học đã bị khiển trách rằng, ông "đã hành động không kiểu cách, xâm vào một lĩnh vực kiến ​​thức sinh học xa lạ với ông". Ủy ban đã bị giải tán. Chủ tịch của nó, nhà địa chất học Sergei Obruchev, đề nghị nghiên cứu vấn đề này tại Viện Dân tộc học - nghĩa là, như một tín ngưỡng địa phương.
Một cảnh trong phim ngắn Patterson-Gimlin năm 1967

“Những bằng chứng không thể chối cãi”

Tuy nhiên, Porshnev không bỏ cuộc. Năm 1963, ông xuất bản cuốn sách "Bí ẩn của Người tuyết. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu di tích Hominoid - Vượn nhân hình".
Trong lời tựa cho lần tái bản năm 2012 của cuốn sách này, Tiến sĩ Khoa học Sinh học Nikolai Drozdov, Giáo sư Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov, người dẫn chương trình truyền hình "Trong thế giới động vật", viết:
“Tác giả đã dẫn ra những bằng chứng không thể chối cãi về sự tồn tại của Người tuyết Yeti và thậm chí phác thảo phạm vi lịch sử của nó cũng như chỉ ra các giai đoạn suy giảm quần thể động vật này”.
Nikolai Drozdov đề cập đến thực tế là vượn nhân hình được mô tả theo cùng một cách trong các nền văn hóa khác nhau: "tầm vóc cao lớn, vóc dáng cường tráng, cánh tay dài, dáng người có vai tròn, cổ mạnh mẽ và có mào lớn ở phía sau đầu và vương miện, mái tóc dày màu đỏ sẫm, giọng nói chói tai và ... mùi kinh tởm". "Vâng, đây là một nhân vật có thật, không phải là nhân vật trong truyện cổ tích!" - người dẫn chương trình truyền hình rút ra kết luận.
Tuy nhiên, các nhà nhân chủng học biết rõ hiện tượng mà ông Drozdov mô tả, và dữ liệu này không thể được dùng làm bằng chứng về sự tồn tại của Bigfoot, - học giả tôn giáo Anna Karaseva chỉ ra.
"Những sự trùng hợp như vậy được giải thích theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như do trao đổi văn hóa. Tuy nhiên, có một số lượng đáng kinh ngạc các huyền thoại trùng hợp ở nội dung của tất cả các dân tộc, kể cả những dân tộc không thể tương tác với nhau. Theo các nhà nhân chủng học, điều này xảy ra bởi vì con người giống như mỗi thực thể sinh học ở tất cả các vùng khác nhau cảm nhận và suy nghĩ giống nhau, cơ thể con người hoạt động giống nhau, và theo đó, con người tạo ra và diễn giải những hình ảnh thần thoại theo cách tương tự – đơn giản vì tất cả chúng ta đều thuộc một loài sinh học”, - Anna Karaseva nói.
người tuyết
Bằng chứng vật lý cũng không hoạt động. Hóa ra, "dấu chân" là giả, "lông tóc của Bigfoot" là của động vật. Kết quả phân tích DNA cho thấy, "ngón tay Yeti" nổi tiếng được trưng bày tại tu viện Pangboche (Nepal) là của một con người bình thường.
Nếu nói về bộ phim Patterson-Gimlin, như các chuyên gia đã xác định, một diễn viên đã được Patterson thuê để đóng giả Bigfoot. Và câu chuyện về mảnh lông tóc Yeti ở Kuzbass, được truyền thông nghiêm túc đưa tin, là một phần trong chiến dịch PR của khu vực để thu hút khách du lịch.

Một Yeti cho 900 chú gấu

Vào năm 2017, các nhà khoa học đã phân tích 9 mẫu được cho là có liên quan đến Yeti, bao gồm các mảnh xương, răng, da, tóc và phân. Các vật liệu này được thu thập ở dãy núi Himalaya và trên cao nguyên Tây Tạng.
Một mẫu vật thuộc về con chó. Phần còn lại – thuộc về gấu: gấu đen châu Á, gấu nâu Himalaya, gấu nâu Tây Tạng. Chính những con gấu đã tạo ra "cơ sở sinh học" cho các huyền thoại đó.
Gần đây, trang web in sẵn bioRxiv đăng tải tác phẩm của Floe Foxon, một nhà khoa học dữ liệu của Pinney Associates. Ông đã phát hiện mối tương quan giữa tần suất báo cáo về Bigfoot hay Sasquatch (sinh vật này được gọi theo ngôn ngữ của các dân tộc bản địa Bắc Mỹ), quần thể gấu đen Bắc Mỹ Baribal và dân số của mỗi khu vực cụ thể ở Hoa Kỳ và Canada.
"Về mặt thống kê, những lần nhìn thấy Bigfoot có liên quan đáng kể với quần thể gấu", - nhà khoa học nhấn mạnh.
Ông ước tính rằng, chỉ có một báo cáo về Yeti trong khoảng 900 báo cáo về con gấu đen sống trong khu vực. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, loài động vật này là ứng cử viên tốt nhất cho danh hiệu "Bigfoot".
Quân đội Ấn Độ báo cáo về dấu vết của người tuyết ở Hy Mã Lạp Sơn
Con gấu luôn đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa truyền thống. Ví dụ, tên gọi của con vật này trong các ngôn ngữ Slavic có nghĩa là "ăn mật ong" và là một uyển ngữ - hồi xưa tổ tiên của chúng ta đã sợ phát âm tên "thật" của nó.
"Trước hết phải nói rằng, con gấu là một loài siêu săn mồi. Nó đứng đầu chuỗi thức ăn – con gấu không có kẻ thù tự nhiên. Thứ hai, tất nhiên, nó trông giống người. Và không chỉ về ngoại hình, mà còn về hành vi: nó đứng trên hai chân và dấu chân của nó giống dấu chân của con người. Những người thợ săn đã thấy rằng, bộ xương của nó có vẻ giống với chúng ta. Con gấu cũng ăn tạp như con người. Ngoài ra, nó uống rượu - nó thích ăn quả mọng sau khi bị rơi trái cây bị lên men", - chuyên gia Karaseva cho biết.
Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi con gấu kích thích trí tưởng tượng của con người - ở những nơi khác nhau trên thế giới và trong mọi thời đại.
Thảo luận