“Thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là điều khó thể xảy ra dù ai đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước. Chủ tịch nước được bầu theo nguyên tắc nhất trí, nên ông ấy sẽ tuân theo đường lối do Bộ Chính trị và rộng hơn là của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vạch ra. Trong hệ thống quyền lực Việt Nam, vai trò của cá nhân không phải là quyết định. Chúng ta nhận thấy, trải qua nhiều thập kỷ, Việt Nam tiến lên như một con tàu phá băng: vững vàng và tự tin theo đường lối của mình, không bị sóng gió chính trị xô lệch theo các hướng khác nhau. Đại hội Đảng sẽ đề ra hướng đi cho "con tàu", còn "thủy thủ đoàn" – bao gồm Tổng bí thư và Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, Thủ tướng, Chính phủ, Chủ tịch nước và văn phòng Chủ tịch, Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội đứng đầu - sẽ thực hiện các quyết định của Đại hội này. Hệ thống quyền lực được thiết kế tuyệt hảo này loại bỏ bất kỳ mọi “động thái sai lệch”, nhà khoa học chính trị, Trưởng khoa Lịch sử các nước Viễn Đông tại Đại học St. Petersburg", - ông Vladimir Kolotov cho biết.
“Dù ai đảm nhận cương vị Chủ tịch nước Việt Nam, người đó sẽ là người từng trải, thông thạo đường lối đối nội, đối ngoại của đất nước. Tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu tiên quyết nào cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Lãnh đạo nước này sẽ tiếp tục đường lối cân bằng và lèo lái để không đụng phải đá ngầm hoặc vách đá nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại trong quan hệ quốc tế mà không bị tổn thất. Nhiệm vụ chính của lãnh đạo Việt Nam là nâng cao mức sống người dân, hội nhập kinh tế thế giới và thực hiện tôn chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại: thêm bạn - bớt thù. Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, và tốt hơn hết là làm bạn với họ”, - giáo sư Kolotov kết luận.