Tờ báo viết: "Trong khi các nước NATO thể hiện sự đoàn kết ủng hộ Ukraina, sự chia rẽ giữa Đức và Ba Lan có nguy cơ làm suy yếu các nỗ lực chung trong việc cung cấp quân nhu cho Kiev".
Thời gian gần đây, Ba Lan liên tục cáo buộc Đức trì hoãn việc đưa xe tăng ra mặt trận. Nhưng sau khi Thủ tướng Olaf Scholz phê chuẩn việc cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraina, bản thân Ba Lan hầu như không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao các phương tiện chiến đấu cũ hơn của họ, đồng thời chỉ trích Berlin vì không gửi phụ tùng thay thế, tài liệu lưu ý.
"Trách nhiệm chính thuộc về Cộng hòa Liên bang Đức, nhà sản xuất chính của những chiếc xe tăng này", - Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuần trước cho biết.
Ngoài ra, trong hơn một năm qua, Warsaw yêu cầu Berlin trả 1,3 nghìn tỷ đô la tiền bồi thường, tờ báo cho biết thêm.
Một vấn đề khác
Một trở ngại khác là chính sách năng lượng của các quốc gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak trước đó nói "Ngành năng lượng của Đức đang gửi hàng tỷ đô la đến Matxcơva".
Đại sứ Đức Thomas Bagger hỏi lại: "Bộ trưởng có biết Ba Lan chuyển bao nhiêu tỷ zloty cho Matxcơva mỗi năm để đổi lấy năng lượng của Nga không?".