Đó là nhận xét do ông Mikhail Myagkov Giám đốc Khoa học của Cộng đồng Lịch sử-Quân sự Nga nêu ra với Sputnik.
Ngày 5 tháng 3 năm 1946, tại thành phố Fulton của Hoa Kỳ, chính trị gia cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã tuyên bố về trách nhiệm đặc biệt của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ trong việc kiềm chế Liên Xô và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Diễn văn Fulton của Churchill được coi là một trong những thời khắc quan trọng bắt đầu Chiến tranh Lạnh.
"Về bản chất, bài phát biểu của Churchill là tuyên ngôn về quyền bá chủ của thế giới Anglo-Saxon. Lục địa Âu thực tế đã bị phá hủy sau Thế chiến II, khiến Truman và Churchill lo lắng chỉ như một rào cản chống Liên Xô, nhưng cũng sẽ đảm bảo quyền bá chủ kinh tế của người Anglo-Saxon", - chuyên gia Myagkov nói.
Phản ứng của Liên Xô
"Stalin đã phản ứng gay gắt với ngôn từ của Churchill - bởi đó thực sự là một kiểu tuyên chiến mới chống Liên bang Xô-viết trong điều kiện mới, mà đó là Chiến tranh Lạnh", - nhà sử học nói thêm.
Theo lời ông Myagkov, khi đó ban lãnh đạo Liên Xô đã thấy rõ rằng từ phương Tây sẽ không có sự giúp đỡ nào, thậm chí dù là hỗ trợ tình thế, như trong những năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, mà ngược lại, đang bắt đầu cuộc đối chọi mới.
Kể từ diễn văn Fulton, "Bức màn sắt" chẳng những không biến mất ở bất cứ đâu mà còn tiến xa hơn về phía đông, tới sát biên giới Nga, - ông Mikhail Myagkov lưu ý.
"Cả bây giờ chúng ta cũng phải rút ra kết luận từ diễn văn Fulton, bởi lịch sử đang lặp lại: Người Anglo-Saxon đang cố gắng duy trì sự thống trị trên thế giới, vẫn như trước họ mơ ước không chỉ về một nước Nga suy yếu mà còn về một nước Nga bị chia cắt và chịu sự chỉ đạo của châu Âu", - chuyên gia Myagkov nhấn mạnh.
Theo lời ông, sau tuyên ngôn Fulton, những điều kiện chính để đảm bảo an ninh của Liên Xô là loại bỏ độc quyền sở hữu vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ song hành với xúc tiến chế tạo bom nguyên tử của riêng Liên Xô.