Nga sẽ đầu tư vào hạ tầng phòng vệ hàng không dân dụng tại Việt Nam

HÀ NỘI (Sputnik) – Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác truyền thống như dầu khí, năng lượng, khoáng sản thì lĩnh vực hạ tầng phòng vệ hàng không dân dụng, xây dựng tàu điện ngầm hay đấu thầu các dự án quốc gia ở Việt Nam đang được phía Nga quan tâm và đẩy mạnh đầu tư.
Sputnik
Trên tinh thần đẩy mạnh hợp tác dựa trên nền tảng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước, nhiều doanh nghiệp Nga đang mở rộng hợp tác thương mại tại Việt Nam, đặc biệt, sau diễn đàn "Công nghiệp đối thoại doanh nghiệp Nga - Việt" diễn ra vào tháng 12/2022 vừa rồi. Nhiều hướng đi mới trong các lĩnh vực hợp tác mới được mở ra. Trong đó, có lĩnh vực hạ tầng phòng vệ hàng không dân sự.
Là một trong những tập đoàn kinh tế lớn đi đầu trong lĩnh vực thiết kế thiết bị radar và các hệ thống điều khiển tự động đa mục đích, Tập đoàn Almaz-Antey đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng để hợp tác đầu tư, phát triển thương mại song phương lâu bền.
Trao đổi với Sputnik, ông Ponomarenko Alexander Ivanovich - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc kinh tế đối ngoại Công ty Cổ phần đại chúng "NPO "Almaz" mang tên Viện sĩ А.А Raspletina" cho biết, doanh nghiệp này mong muốn tham gia đấu thầu hoặc đầu tư vào các sản phẩm dân sự như hệ thống kiểm soát không lưu ATC các trạm radar, các loại radar dẫn đường, radar cất hạ cánh cho máy bay dân sự; các trang thiết bị sân bay cho Dự án sân bay quốc tế Long Thành với mức kinh phí từ 53 triệu USD đến 300 triệu USD.

“Vừa qua, chúng tôi cũng đã có cơ hội làm việc với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và thảo luận rất nhiều chủ đề. Chúng tôi rất hy vọng được tham gia vào Dự án sân bay quốc tế Long Thành với hệ thống radar kiểm soát không lưu của Almaz có tên là ATC. Các sản phẩm của chúng tôi cũng đã đạt tiêu chuẩn EU. Chúng tôi kỳ vọng hệ thống phòng vệ của Almaz sẽ được VATM đón nhận”, ông Ponomarenko bày tỏ.

Đại diện tập đoàn cũng thừa nhận, trong một thời gian dài Almaz ít chú ý đến các sản phẩm thiết bị dân sự. Trong khi, thị trường dân sự đã trở nên vô cùng sôi động với việc các nhà sản xuất phương Tây đẩy mạnh quảng cáo các sản phẩm của mình.
Tập đoàn "Almaz-Antey" của Nga sẽ sản xuất hơn một nghìn máy bay không người lái mỗi tháng
Trên thế giới có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất thiết bị bay không người lái. Điều này ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng cho các mục tiêu dân sự như sân bay, nhà máy, tòa nhà chính phủ. Do đó, hầu hết các quốc gia đã và đang quan tâm tới việc phát triển những công nghệ để vô hiệu hóa các thiết bị bay không người lái này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đảm bảo an toàn cho những địa điểm dân sự tụ tập đông người hoặc quan trọng, mới đây, Almaz-Antey đã phát triển thành công công nghệ phát hiện và tiêu diệt các drone nhỏ, 2 drone to nhỏ bay cùng nhau, hoặc drone tiêu diệt drone. Và Việt Nam là một trong nhiều quốc gia mà Almaz mong muốn hợp tác thương mại.
“Tôi khẳng định sản phẩm của Almaz có chất lượng rất tốt, có thể còn nhỉnh hơn một số đến từ phương Tây và có mức giá tốt nhất. Hiện Việt Nam đã thể hiện sự cởi mở tiếp cận với sản phẩm của Almaz. Chúng tôi hiện không có khó khăn gì và rất sẵn sàng để hợp tác với phía Việt Nam”, ông Ponomarenko cho hay.
‘Việt Nam đã, đang và luôn là đối tác chiến lược toàn diện của Liên bang Nga’
Những thiết bị Almaz bao gồm, hệ thống kiểm soát không lưu, các loại radar điều phối hàng không và các thiết bị vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái. Đến nay, tập đoàn đã hợp tác và giao dịch với hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Chia sẻ thêm về khả năng đầu tư dự án hợp tác tại Việt Nam, ông Alexander Ponomarenko cho hay Almaz có thể đầu tư vào hạ tầng cơ sở, làm mới lại sân bay, hay xây dựng hệ thống tàu điện ngầm…
Cùng trao đổi với Sputnik, bà Tatiana Nabatikova - Giám đốc Văn phòng xuất khẩu vùng công ty này cho biết, Almaz có thể hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong cung ứng, trao đổi máy móc, kinh nghiệm sử dụng các thiết bị dân sự như tổ hợp giám sát, đo đặc thời tiết (lượng mưa, sức gió, bão…); thiết bị bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp (phun thuốc trừ sâu, giám sát địch hại…), máy thu hoạch lúa, rau quả… để sản xuất nông nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu các tổn thất sau thu hoạch...
Liên bang Nga và Việt Nam tìm thấy cơ hội khôi phục kim ngạch thương mại vốn giảm 1/3 vào năm 2022
Đây cũng là những lĩnh vực hiện được xem là có nhu cầu lớn ở Việt Nam và việc thúc đẩy các lĩnh vực này góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam diễn hiệu quả.

“Tôi nghĩ rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng cho các công ty công nghệ cao. Theo tôi biết, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam được biết đến rộng rãi tại Nga. Về phía chúng tôi, chúng tôi có thể cung cấp những công nghệ cao này cho nước bạn. Hy vọng hợp tác đầu tư này sẽ đạt được thành công lớn”, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc kinh tế đối ngoại Công ty Cổ phần đại chúng "NPO "Almaz" mang tên Viện sĩ А.А Raspletina" bày tỏ.

Thảo luận