Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Chuyên gia: Lập trường của Trung Quốc về cuộc khủng hoảng Ukraina mang tính xây dựng

Lập trường của TQ về cuộc khủng hoảng Ukraina mang tính xây dựng, nhưng Mỹ sẽ làm mọi cách để khiến các nước khác tiếp nhận với thái độ hoài nghi. Điều này được ông Alexei Maslov, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên M. V. Lomonosov nói với Sputnik.
Sputnik
Mới đây, phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tuyên bố rằng, cuộc khủng hoảng Ukraina đã đến thời điểm quan trọng - hoặc hòa bình sẽ được khôi phục, hoặc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn và tình hình sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát. Theo ông, những nỗ lực thúc đẩy đàm phán về cuộc khủng hoảng Ukraina đã nhiều lần thất bại, ông cho rằng, một "bàn tay vô hình" dường như đang điều khiển khủng hoảng Ukraina, khiến xung đột leo thang và kéo dài. Bộ trưởng Tần Cương cũng nói rằng, Trung Quốc hy vọng rằng, EU sẽ rút ra bài học từ những khó khăn do cuộc khủng hoảng Ukraina và sẽ tiến tới hòa bình và ổn định.

Giải pháp gồm 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng Ukraina

Chuyên gia lưu ý rằng, Trung Quốc đã công bố tài liệu 12 điểm về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraina, trong đó nêu một điều quan trọng: cuộc khủng hoảng Ukraina có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Có nghĩa là hậu quả của nó sẽ tác động đến tất cả mọi lĩnh vực hoạt động trên thế giới - từ thương mại đến tương tác chính trị, và lối thoát duy nhất theo quan điểm của Trung Quốc là ngồi vào bàn đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết, bởi vì trong tương lai sẽ rất khó làm như vậy.

"Về mặt này, lập trường của Trung Quốc không chỉ mang tính xây dựng mà còn là cách khả dĩ duy nhất trong tình huống này. Nhưng, cần phải hiểu rằng, Trung Quốc là cường quốc đầu tiên không phải là một bên trong cuộc xung đột đưa ra một đề xuất như vậy. Rõ ràng là Washington sẽ cố gắng ngăn cản Trung Quốc lợi dụng vị trí bên thứ ba, bởi vì vị trí này đang bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng", - ông Maslov nói.

Hơn nữa, như chuyên gia nói thêm, Washington không muốn để Trung Quốc tăng cường hoạt động ngoại giao và củng cố vị thế của mình ở thế giới bên ngoài, do đó Hoa Kỳ "sẽ làm mọi thứ có thể để các nước khác xem xét lập trường của Trung Quốc với thái độ hoài nghi và coi nó không mang tính xây dựng".
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bắc Kinh: 'Cần loại bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh khi giải quyết khủng hoảng Ukraina'
Ông Maslov nhấn mạnh rằng, Trung Quốc nhận thức được rằng, Hoa Kỳ sẽ phản ứng như vậy. Nhưng, một cường quốc lớn như Trung Quốc không còn có thể kiềm chế phản ứng như đã có ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, và Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Ukraina.

"Điều này là do thực tế rằng, trước hết, Trung Quốc cũng đang đối mặt những vấn đề nội bộ. Đây là thương mại toàn cầu giảm mạnh do cuộc khủng hoảng. Thứ hai, điều này là do nhiều kế hoạch của Trung Quốc và những quốc gia khác, chẳng hạn như các thành viên của SCO, các thành viên của BRICS, có thể sụp đổ do cuộc khủng hoảng kéo dài. Do đó, tất nhiên, Trung Quốc bắt đầu nói rõ ai đang thao túng xung đột Ukraina. Đó là điều mới về luận điệu. Bởi vì Trung Quốc từng tránh nêu tên những người đặc biệt phản đối giải pháp hòa bình. Bây giờ Trung Quốc nói rõ đó là ai", - chuyên gia lưu ý.

Ngày 24/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố lập trường gồm 12 điểm về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraina. Trong số các điểm chính: sự cần thiết phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, nối lại đối thoại trực tiếp giữa Matxcơva và Kiev, kêu gọi các bên tránh thổi bùng ngọn lửa và làm trầm trọng thêm căng thẳng.
Thảo luận