Buổi phát sóng trực tiếp được thực hiện trên kênh YouTube của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Theo thông báo của phát thanh viên, tín hiệu hủy bỏ chuyến bay được phát đi "do không thể dự đoán chuyến bay diễn ra thành công".
"Tín hiệu tự hủy đã được gửi đến tên lửa", - phát thanh viên nhắc lại.
Ban đầu vụ phóng được lên kế hoạch vào ngày 13/2, nhưng đã bị hoãn lại đến ngày 15/2 do phát hiện một số trục trặc trong hệ thống điều khiển chuyến bay. Đó là hệ thống có chức năng thay đổi tư thế của tên lửa tùy theo sức gió. Việc phóng tên lửa vào ngày 15/2 không triển khai được do điều kiện thời tiết, hoãn lại đến ngày 17 tháng 2. Tuy nhiên nỗ lực đó cũng không thực hiện được, vì việc phóng tên lửa H3 bị dừng lại sau khi các thiết bị đẩy dùng nhiên liệu rắn không hoạt động do lỗi linh kiện điện tử, và vụ phóng bị hoãn lại lần nữa.
Tên lửa H3 sẽ thay thế tên lửa H2A hiện đang được sử dụng. H3 có khả năng chở lượng hàng hóa nhiều gấp 1,3 lần so với H2A, chi phí phóng chỉ bằng một nửa so với H2A. Quá trình phát triển loại tên lửa này bắt đầu cách đây 9 năm và tiêu tốn của JAXA và công ty Mitsubishi Heavy Industries 200 tỷ yên (1,5 tỷ USD).
Tên lửa H3 có nhệm vụ phóng lên quỹ đạo một vệ tinh quan sát Trái đất mới là Daichi-3.