Theo tác giả, năng lực sản xuất của Hoa Kỳ trong lĩnh vực phát triển vũ khí còn lâu mới đạt năng suất như mong đợi và sự hỗ trợ từ Lầu Năm Góc chỉ làm trầm trọng thêm "cơn đói đạn dược" ở chính Hoa Kỳ.
"Biden không muốn chi quá nhiều tiền cho các hệ thống vũ khí và đạn dược, nhưng muốn chi số tiền cần thiết để cung cấp cho Ukraina. Bây giờ ông ấy có thể cố gắng làm điều này, nhưng chỉ gây bất lợi cho các nhu cầu khác của Lầu Năm Góc”, - tác giả cân nhắc.
Babbin nhắc lại Hoa Kỳ không có lợi ích quốc gia sống còn ở Ukraina, vốn không phải và không nên là một phần của NATO, theo nhà quan sát.
"Vì sự sơ suất của Biden, chúng ta hiện đang tiến gần đến điểm có thể phải cắt giảm viện trợ cho Ukraina và thay vào đó bổ sung kho dự trữ vũ khí để hỗ trợ các kế hoạch chiến lược của chính mình. Chúng ta không thể đặt an ninh quốc gia của Hoa Kỳ lên bàn thờ do sự kiêu ngạo của Biden”, - tác giả viết.
Trước đó, Reuters đưa tin, dẫn lời các quan chức Mỹ, cho biết Ukraina đã mở rộng yêu cầu với Mỹ để bao gồm các loại đạn chùm trên không MK-20, những thứ mà Kiev muốn thả từ máy bay không người lái.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Ngày 24 tháng 2, Nga đã phát động chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin nêu mục tiêu của chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm." Theo quy định của Bộ Quốc phòng, quân đội Nga đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm lực chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraina.