Theo ấn phẩm, khả năng Kiev trực tiếp tham gia vụ khủng bố nói trên đã được Burns và Sullivan xem xét vào hồi tháng 10/2022, một tháng sau vụ nổ. Các nguồn tin không giải thích chi tiết dựa trên cơ sở nào mà họ phán đoán như vậy.
Bài báo cũng cho biết các nhà chức trách của Đức trong quá trình điều tra riêng về vụ việc ngay từ tháng 2 thực sự đã loại trừ khả năng Nga liên can đến vụ phá hoại, tuy ban đầu nước này bị coi là nghi phạm chính.
Đồng thời, tài liệu lưu ý rằng cả Moskva và Kiev đều không có động cơ rõ ràng, có khả năng đủ để bù đắp được cho những rủi ro tiềm tàng về mặt ngoại giao, để tổ chức vụ phá hoại nói trên.
CIA từng cảnh báo Ukraina chuẩn bị cho nổ "Dòng chảy phương Bắc"
Tờ báo đồng thời còn nói rằng CIA đã cảnh báo các đồng nghiệp châu Âu vào mùa hè năm ngoái rằng các công dân Ukraina có thể chuẩn bị cho một vụ khủng bố vào "Dòng chảy phương Bắc". Hồi cuối tháng 6 đầu tháng 7/2022 tình báo Mỹ đã gửi thông báo về việc này tới Cơ quan Tình báo Liên bang Đức, cũng như các cơ quan tình báo châu Âu khác.
Tài liệu chứa thông tin về ba công dân Ukraina tìm cách thuê tàu ở những nước giáp biển Baltic, trong đó có Thụy Điển.
Tờ New York Times trước đây đã viết về thông tin tình báo nói rằng đứng sau vụ phá hỏng tuyến đường cung cấp khí đốt chính của Nga tới châu Âu là một số nhóm thân Ukraina mà kế hoạch của họ chưa chắc Kiev đã biết. Về phần mình tờ Zeit của Đức cũng viết rằng dấu vết vụ tấn công đường ống khí đốt nói trên đang dần dần đi về hướng Ukraina. Báo The Times cũng viết rằng tình báo của các nước phương Tây biết tên của "nhà tài trợ" Ukraina cho vụ phá hoại "Dòng chảy phương Bắc".
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik đã gọi những bài đăng về "Dòng chảy phương Bắc" là hành động nhồi nhét tin giả có sự phối hợp trên các phương tiện truyền thông nhằm đánh lạc hướng dư luận.