"Việc đóng cửa ngân hàng này không có khả năng gây ra khủng hoảng hệ thống, vì các cơ quan quản lý đã có kế hoạch hành động trong những tình huống như vậy sau năm 2008", - ông Korolev nói.
Ông cho biết sau tin tức về việc ngân hàng này đóng cửa, cổ phiếu của JP Morgan đã tăng lên, điều đó có nghĩa là thị trường không xem vấn đề này mang tính hệ thống.
Ông Korolev cũng lưu ý các vấn đề của ngân hàng do những nhà đầu tư mạo hiểm khuyên các công ty khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon rút tiền khỏi ngân hàng.
"Ít nhất thời điểm hiện tại, vụ việc này đã được ngăn chặn lây lan", - chuyên gia nói.
Đòng thời, ông nói thêm rằng SVB đã trở thành vụ phá sản lớn thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ sau ngân hàng Washington Mutual trong cuộc khủng hoảng tài chính. Korolev tin rằng đây không phải vấn đề mang tính hệ thống, mà chỉ là nỗ lực phối hợp nhằm loại bỏ khỏi cuộc chơi một ngân hàng vận hành đồng tiền điện tử. Theo chuyên gia, các cơ quan quản lý đang hành động chính xác trong tình huống này và có lẽ đã lường trước được điều gì xảy ra.
Vụ ngân hàng phá sản lớn nhất
Cơ quan quản lý bang California đã đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB), ngân hàng này là ngân hàng bị phá sản lớn nhất ở Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, theo Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC).
FDIC đã chuyển tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm từ SVB sang một tổ chức riêng biệt do FDIC lập ra là Deposit Insurance National Bank of Santa Clara.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã gặp gỡ đại diện các cơ quan quản lý hôm thứ sáu và bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng xử lý tình hình liên quan đến ngân hàng SVB của họ.