Trước đó, phòng sơ thẩm của Tòa án Hình sự quốc tế, vốn không được Liên bang Nga công nhận thẩm quyền, đã ban hành lệnh "bắt giữ" Tổng thống Vladimir Putin và bà Maria Lvova-Belova.
"Các quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế không có bất cứ ý nghĩa gì với đất nước chúng tôi, kể cả về mặt pháp lý", - bà Zakharova tuyên bố.
"Liên bang Nga không phải là nước tham gia Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế và không có bất kỳ trách nhiệm nào trước tổ chức. Nga không hợp tác với cơ quan này và các "lệnh" bắt giữ từ Tòa án Quốc tế là vô hiệu về mặt pháp lý đối với chúng tôi”, - bà Zakharova nhấn mạnh.
Tòa án Hình sự quốc tế
Tòa án Hình sự quốc tế hoạt động trên cơ sở Quy chế Rome, hiện tại không chỉ Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Iran, Ukraina và một số quốc gia khác mà thậm chí cả chính Hoa Kỳ cũng không công nhận thẩm quyền của tòa án này. Chính quyền Bush con từng từ chối tham gia Quy chế Rome, gọi hiệp hội này là "vi phạm lợi ích quốc gia và chủ quyền của Hoa Kỳ". Hơn thế nữa, Hoa Kỳ thậm chí đã ký kết các thỏa thuận với một số quốc gia buộc họ không được dẫn độ công dân Mỹ cho Tòa án Hình sự quốc tế, nếu không, nước này đe dọa sẽ ngừng mọi hỗ trợ cho các nước vi phạm.