Hôm thứ Năm, quân đội Trung Quốc cáo buộc một tàu khu trục Mỹ xâm phạm trái phép vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) đang bị tranh chấp ở Biển Đông. Tian Junli, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Chiến đấu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Khu vực phía Nam, cho biết ngày 23/3 tàu khu trục tên lửa USS Milius đã xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) của Trung Quốc mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc, do đó phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.
“Mỹ cần chấm dứt ngay các hành động khiêu khích và vi phạm pháp luật như vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, - nhà ngoại giao này nói.
Trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh và một số quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tranh cãi về quyền sở hữu lãnh thổ đối với một số đảo ở Biển Đông có trữ lượng hydrocarbon đáng kể ở thềm lục địa. Trước hết, chúng ta đang nói về quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trường Sa, một trong số đó là đảo Pag-asa (Titu), và Hoàng Nham (đá ngầm Scarborough). Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines cũng liên quan tới tranh chấp này ở các mức độ khác nhau.
Tình hình trong khu vực thường phức tạp do tàu chiến Mỹ đi qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng động thái này vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu chủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh, Washington chính thức tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ "bay trên trời và đi lại trên biển" ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.