Đó là ý kiến của Sergei Mukhametov, giảng viên cao cấp tại phân khoa Hải dương học thuộc Khoa Địa lý, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov.
Trước đó, Nga và Trung Quốc, sau cuộc hội đàm của các nhà lãnh đạo 2 nước tại Moskva đã đưa ra một tuyên bố chung, trong đó bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" liên quan đến kế hoạch của Nhật Bản đổ nước nhiễm phóng xạ tích tụ sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 ra biển trong năm nay.
"Người Mỹ cần phải lo lắng nhiều hơn: phần lớn lượng nước này sẽ bị hút đến Alaska và đến bờ biển phía tây của Mỹ và Canada. Sau đó, một phần nước nhiễm phóng xạ yếu sẽ "quay ngược" ngược chiều kim đồng hồ, đi dọc theo quần đảo Aleutian và đến Kamchatka, nhưng trong thời gian này, nó sẽ bị "pha loãng" rất nhiều với nước biển Thái Bình Dương và nồng độ nước phóng xạ yếu sẽ giảm xuống", - Mukhametov nói.
Vị chuyên gia nhắc lại rằng nước phóng xạ yếu ở Fukushima có chứa đồng vị phóng xạ hydro - tritium. Chu kỳ bán rã của nó là khoảng 12 năm. Nếu nước ở Fukushima được xả ra, tritium có thể xâm nhập vào cơ thể của những người thường xuyên ăn cá và các sinh vật biển khác từ Thái Bình Dương. Việc hấp thụ một lượng lớn tritium vào cơ thể con người có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Ủy ban IAEA đã đến thăm nhà máy vào năm ngoái và nhìn chung đã đưa ra đánh giá tích cực sơ bộ về công tác chuẩn bị xả nước của Nhật Bản. Ngày 13 tháng 1 năm nay, ủy ban chính phủ Nhật Bản quyết định hoãn việc xả nước nhiễm phóng xạ yếu từ Fukushima-1 từ mùa xuân sang mùa hè.
Phản ứng của các quốc gia khi Tokyo quyết định xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1
Hồi tháng 4, Chính phủ Nhật Bản quyết định tháo nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 bị hư hỏng cho tuôn ra biển sau khi lọc sạch. Sau đó có thông báo rằng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế sẽ giám sát hoạt động này.
Bộ Ngoại giao Nga đã bình luận về kế hoạch đó của Nhật Bản. Matxcơva lấy làm tiếc khi Tokyo "không thấy rằng cần thiết phải tổ chức tham vấn" với các quốc gia láng giềng, trong đó có Nga.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng phản đối quyết định này của Nhật Bản, vì hành động xả nước "có thể dẫn đến làm vùng biển Thái Bình Dương bị ô nhiễm phóng xạ và rối loạn di truyền".