Trước đó, vào tháng 11, hai vị bộ trưởng đã gặp nhau tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+) ở Campuchia và đạt thỏa thuận về việc củng cố mối quan hệ song phươmg thông qua các chuyến thăm chính thức. Tại cuộc gặp ở Seoul, hai bên đã thông qua quyết định tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh hàng hải, và kể từ tháng 4 năm nay khởi động cơ chế tham vấn thường xuyên giữa lực lượng hải quân của hai nước.
Điều này không phải là ngẫu nhiên: các tàu khu trục của Hàn Quốc cập cảng Đà Nẵng và tham gia các cuộc tập trận hải quân với lực lượng hải quân Việt Nam. Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2030 có một nội dung quan trọng là tiến hành các hoạt động tìm kiếm cứu nạn để ứng phó sự cố, thiên tai trên biển. Tuy nhiên, ở đây còn có một khía cạnh quan trọng khác - vào tháng 6 năm 2017, Hàn Quốc đã chuyển giao cho Việt Nam tàu hộ vệ Kim Chun, vào tháng 10 năm 2018 - tàu hộ vệ Yeosu. Và thêm một tàu hộ vệ sắp được Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quôc Lee Jong-sup đã có cuộc gặp tại Seoul với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang
© TTXVN - Nguyễn Thị Nam Phương
Hai bên có kế hoạch sớm nâng cơ chế của thỏa thuận hợp tác quốc phòng năm 2010 để “phù hợp hơn với vị thế cao hơn của quan hệ song phương và tình hình an ninh mới”.
Như dự kiến, thỏa thuận mới sẽ bao gồm hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn và an ninh mạng, đào tạo nguồn nhân lực và trao đổi đoàn các cấp, hợp tác công nghệ, cũng như các lĩnh vực hứa hẹn khác mà Hàn Quốc và Việt Nam sẽ quan tâm. Để tìm kiếm những lĩnh vực mới và xác minh việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra và thảo luận về những vấn đề cấp bách, hai vị bộ trưởng quốc phòng nhất trí tổ chức các cuộc gặp song phương trên cơ sở thường xuyên.
Bình luận về việc tăng cường các cơ chế hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, truyền thông Hàn Quốc nhận xét rằng, điều đó liên quan đến việc Seoul muốn xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam. Trong số các sản phẩm quốc phòng mà Hàn Quốc có thể xuất khẩu sang Việt Nam có máy bay trực thăng và tàu khu trục lớp Ulsan, theo The Guru. Về phần mình, Bộ Quốc phòng Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến máy bay chiến đấu siêu thanh KF-21 của Hàn Quốc.
Tính trung bình, ở giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã chi khoảng 2,2% GDP cho quốc phòng, và trong năm 2021, Việt Nam đã phân bổ 6,3 tỷ USD cho mục đích quân sự. Đồng thời, nếu trước đây các giao dịch mua vũ khí chủ yếu được thực hiện ở Nga, thì sau khi Việt Nam bắt đầu phát triển quan hệ với Hàn Quốc, Hà Nội đang xem xét kỹ lưỡng ngành công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc.
Các nhà phân tích lưu ý rằng, động lực chính cho sự phát triển hợp tác toàn diện với Hàn Quốc là mong muốn của Việt Nam tìm được đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng ở Biển Đông. Sau năm 2021, hợp tác an ninh hàng hải giữa Hàn Quốc và Việt Nam bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực sản xuất vũ khí và đào tạo nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quôc Lee Jong-sup đã có cuộc gặp tại Seoul với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang
© TTXVN - Trần Đức Hưng
Seoul trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 3 cho Việt Nam sau Nga và Israel. Thị phần của Hàn Quốc vẫn còn nhỏ và trong giai đoạn 2017-2021 chỉ chiếm khoảng 6,6% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam. Còn quá sớm để đánh giá liệu hai bên có thể thực hiện thành công tất cả các kế hoạch đã đặt ra hay không. Tuy nhiên, có chú ý đến việc các thiết bị quân sự của Hàn Quốc ngày càng tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và mối quan tâm của Hà Nội đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, thì rất có thể hợp tác Hàn Quốc-Việt Nam sẽ sớm được nâng cấp lên cấp độ chiến lược thực sự.