"Mặc dù ủng hộ lập trường của chính quyền Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng cái gọi là "Hội chứng Việt Nam" đã khiến cộng đồng xã hội Mỹ chống lại chiến thuật hành động trực tiếp. Trạng thái này tiếp diễn cho đến vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, sau đó chúng ta bắt đầu sống trong cái có thể gọi là "hội chứng Iraq", khi dân chúng dành sự tán thành cao cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, nhưng lại không ủng hộ chiến thuật chiến tranh trực tiếp", - ông John Mueller Giáo sư danh dự của Đại học Ohio tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
"Tổng thống Richard Nixon cố gắng đạt đến sự hòa dịu trong quan hệ với Matxcơva và xích gần với Trung Quốc ..., tiếp đó là Gerald Ford và Jimmy Carter – trong nhiệm kỳ của họ, Hoa Kỳ theo đuổi chính sách đối ngoại cực kỳ thận trọng, chỉ phản ứng nhẹ nhàng và kiềm chế trước "chủ nghĩa phiêu lưu" của Cuba và Liên Xô ở các nước châu Phi cận nam Sahara (ví dụ, Angola và Mozambique)", - người đối thoại với hãng thông tấn lưu ý.
"Như bây giờ chúng ta biết, chính quyền Carter đã dành sự ủng hộ cho các chiến binh thánh chiến ở Afghanistan, còn khi Ronald Reagan trở thành Tổng thống Mỹ, cuộc Chiến tranh Lạnh mới đã bộc lộ nét đặc trưng qua thái độ hiếu chiến kiên quyết của Hoa Kỳ, như vậy bài học Việt Nam đã "khuất phục" được các chính trị gia Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian, nhưng mà không lâu", - chuyên gia nói.
Bắt đầu những thay đổi trong chính sách đối ngoại
"Điều đó rất quan trọng bởi có nghĩa là chỉ chưa đầy 1% người Mỹ phục vụ trong quân đội, và do đó cộng đồng xã hội ít có gì chung với nếp văn hóa lính tráng này. Cùng với sự phân chia giai cấp ở Hoa Kỳ, đã có sự phát triển của hai trường phái văn hóa – cánh tả tiến bộ theo chủ nghĩa truyền thống và ủng hộ chủ nghĩa dân tộc", - chuyên gia nói, đồng thời lưu ý rằng Chiến tranh Việt Nam đã làm xói mòn niềm tin vào Chính phủ Liên bang và cơ sở chính trị ở nước Mỹ.