Sự thật chúng ta không ngờ đến về kinh tế TP.HCM

Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết, do đã lường trước khó khăn, TP.HCM đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2023 thấp hơn năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả quý 1 thậm chí còn cho thấy mức giảm sâu hơn dự báo của các chuyên gia.
Sputnik
TS. Trần Du Lịch cho rằng, mấu chốt vấn đề là thành phố phải công khai, minh bạch thông tin để tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Chỉ khi nào doanh nghiệp có niềm tin, bắt đầu đầu tư trở lại, thì kinh tế TP.HCM mới có thể tăng trưởng.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Không ngờ kinh tế TP.HCM giảm sâu đến vậy

Sáng 1/4, UBND TP.HCM đã tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2023.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, trong 3 năm vừa qua, tình hình đang diễn biến đúng theo tinh thần dự báo của chuyên gia, nhà khoa học. Thế giới đã và đang chứng kiến nhiều biến động, bất định, phức tạp và nhiều thứ mơ hồ.
"TP.HCM hội nhập sâu rộng, các hoạt động đều ảnh hưởng ít nhiều từ tình hình thế giới và trong nước", - ông Nên nhận định.
Bí thư Nên chỉ rõ, trong năm 2021, TP.HCM phải chiến đấu với đại dịch Covid-19 và vượt qua trong điều kiện ngặt nghèo. Năm 2022 là năm phục hồi, địa phương dự tính sẽ lấy lại những gì đã mất.
Đến cuối năm 2022 đầu năm 2023, thành phố đã dự tính được năm 2023 sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn, thử thách. Do vây, địa phương đã đề ra chỉ tiêu thấp hơn, quyết tâm thúc đẩy các hoạt động để thích ứng, tìm cơ hội vượt qua khó khăn.
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên chỉ ra ‘điểm yếu’ của ChatGPT
"Nhưng sự thật chúng ta không ngờ đến là các chỉ số thấp ở mức sâu như thế. Những khó khăn đã được dự tính trước, nhưng các chỉ số giảm sâu hơn điều được dự đoán", - Bí thư Nguyễn Văn Nên thừa nhận.
Theo ông, một số chuyên gia cho rằng, điều này một phần là hậu quả của sự bật dậy còn gượng gạo do căn bệnh cũ còn để lại. Chính vì thế, từng ngành, từng lĩnh vực cần xem lại mình một cách khách quan, nghiêm túc để đề ra việc cần làm cho quý II, những quý còn lại của năm và những năm còn lại của nhiệm kỳ.
"Nói theo cách thể thao thì một năm có 4 trận đấu (4 quý). Trận đầu chúng ta dự tính thủ hòa, nhưng lại bị thua đậm. Các trận còn lại chúng ta có đủ mạnh để vào chung kết hay không, có tạo ra chiến thắng để bù lại số điểm bị mất, bàn thua của quý I hay không?", - Bí thư Nên đặt vấn đề.
Cũng theo người đứng đầu Thành uỷ TP.HCM, những ngày qua, nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu chính sách kinh tế - xã hội đã cho ý kiến, đặt câu hỏi, phân tích vấn đề của TP.HCM với tinh thần khách quan, tương đối chính xác và có sự sẻ chia. Tất cả cho thấy thành phố mang tên Bác đang được toàn xã hội quan tâm, và thành phố cần xem lại mình để nỗ lực hơn nữa.

Phải minh bạch thông tin để doanh nghiệp tin tưởng

Phát biểu tại cuộc họp, TS. Trần Du Lịch cho rằng, sau gần 40 năm, tăng trưởng của TP.HCM lần đầu tiên nằm trong nhóm cầm đèn đỏ của cả nước. Dù điều này đã ít nhiều được dự báo trước, nhưng kết quả thực tế còn xấu hơn. Theo chuyên gia, quy luật đã chứng minh khi các yếu tố vĩ mô, tình hình thế giới tích cực, thành phố sẽ khai thác vượt trội. Nhưng khi bối cảnh chung chuyển biến tiêu cực, thành phố cũng chịu tác động xấu nhiều hơn.
TS. Trần Du Lịch cho rằng, có 3 "phương thuốc" để TP.HCM phục hồi sau cơn "bạo bệnh" là đại dịch Covid-19, bao gồm: đầu tư công, tháo gỡ thể chế và thị trường nội địa. Tuy vậy, trong quý 1 vừa qua, tất cả đều không được sử dụng tốt.
Theo đó, sau 3 tháng đầu năm, thành phố chỉ giải ngân được 952 tỷ đồng, tương đương 2% tổng vốn được giao, trong khi cùng kỳ giải ngân được 1.604 tỷ đồng. Thành phố cũng bỏ hoàn toàn công cụ đầu tư công để kích thích kinh tế.
TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép áp dụng quy định riêng để mở cửa kinh tế
Về thể chế, đã có nhiều kiến nghị thành phố cần công khai, minh bạch thông tin toàn bộ các dự án tồn đọng trên địa bàn. Dù vậy, thông tin đến nay vẫn mù mờ. Đầu tư tư nhân theo đó cũng trở nên sa sút. Cuối cùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ của TP.HCM chỉ tăng hơn 3% trong khi cả nước đạt gần 10%. Đây là điều chưa từng có.
"TP.HCM phải tháo gỡ đầu tư công, đầu tư tư nhân để vốn vào nền kinh tế, còn không thì không làm được gì. Tuần trước tôi gặp 4 ông chủ doanh nghiệp xây dựng, họ nói giờ ở thành phố không có gì để làm, đứt gãy hết rồi", - ông Lịch chia sẻ tại buổi họp.
Theo ông, vấn đề mấu chốt là thành phố phải công khai, minh bạch thông tin để tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Chỉ khi nào doanh nghiệp có niềm tin, bắt đầu đầu tư trở lại, thì kinh tế mới có thể tăng trưởng.
Chuyên gia này dự báo bối cảnh vĩ mô, thị trường tài chính có thể dễ chịu hơn, tình hình trong nước và cả thế giới khởi sắc hơn từ cuối quý 2, đầu quý 3. Nếu lãnh đạo TP.HCM thật sự quyết tâm, giải quyết điểm cốt tử là sự trì trệ của bộ máy hành chính, có các hành động tháo gỡ cụ thể thay vì nói chung chung, thành phố hoàn toàn có thể được vực dậy trong những quý sau.
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM ghi nhận, trong quý 1, khu vực công nghiệp, dịch vụ của thành phố giảm 3,6%, đóng góp 20,2% vào cơ cấu GDRP. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cho thấy, mức tồn kho tăng còn tiêu thụ và lao động giảm. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 10,1 tỷ USD, giảm 16,8% so cùng kỳ năm 2022.
Kinh tế Việt Nam yếu đi nhưng tiền Đồng đang bộc lộ sức mạnh trước USD
Mặc dù vậy, nhờ vào lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp đi lên, GRDP thành phố vẫn tăng trưởng dương. Dịch vụ chiếm 66,1% cơ cấu kinh tế, tăng 2,07%. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 3 tháng đầu năm tăng 4,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng rất chậm và có xu hướng giảm.
Thảo luận