Theo lời ông, tháng 3 năm 2020, Saudi Arabia đã đề xuất cắt giảm sản lượng dầu để đối phó với đại dịch coronavirus, trong khi Matxcơva trái lại, đề nghị tạm hoãn quyết định này. Theo lời Bộ trưởng, khi báo cáo rằng Hiệp hội các nhà xuất khẩu dầu không thoả thuận được với nhau về hạn ngạch, Thái tử đã ra lệnh đạt "công suất khai thác tối đa".
Bộ trưởng Saudi Arabia thừa nhận ông đã hoảng sợ, nhưng cuối cùng đã đi đến thỏa thuận vào đầu tháng 4 về cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng mỗi ngày.
"Đó không phải là chuyện định giá, không phải là vấn đề lợi nhuận hay thu nhập. Đúng hơn, đó là câu hỏi "Tồn tại hay không tồn tại": ai sẽ là thủ lĩnh của khối này?", - ông nêu câu hỏi bỏ ngỏ.
Trước đó, tờ Politico của Mỹ đưa tin Hoa Kỳ không đàm phán lại quan hệ với Saudi Arabia, mặc dù hứa sẽ làm như vậy sau khi OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng dầu vào năm ngoái. Như ấn phẩm nhắc lại, sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu vào năm ngoái, chính quyền Hoa Kỳ "hứa sẽ xem xét tình trạng quan hệ Hoa Kỳ - Saudi".
Tờ báo lưu ý Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thậm chí còn đe dọa "hậu quả" đối với vương quốc.
Giảm sản xuất dầu
Đầu tháng 10 năm 2022, các quốc gia tham gia thỏa thuận OPEC+, dẫn đầu là Saudi Arabia và Nga, quyết định giảm sản lượng dầu hai triệu thùng mỗi ngày, bắt đầu từ tháng 11, kéo dài thỏa thuận đến cuối năm 2023. Biden, cũng như một số thành viên nổi bật khác của Đảng Dân chủ, bày tỏ sự thất vọng, đồng thời lưu ý Washington đang xem xét nhiều lựa chọn khác nhau. Nhà Trắng cáo buộc các thành viên nhóm OPEC+ đứng về phía Nga trong việc đưa ra quyết định này.