Trước đó, ấn phẩm đưa tin một loạt tài liệu bí mật mới của Mỹ về Ukraina, Trung Quốc và Trung Đông được cho là bị rò rỉ lên mạng. Theo ấn phẩm, hơn 100 tài liệu có thể xuất hiện trên Internet, thiệt hại do sự cố được ước tính là đáng kể. Lầu Năm Góc nói với Sputnik cho biết họ đang nghiên cứu thông tin về vụ rò rỉ.
Theo "hai quan chức Hoa Kỳ", được tờ báo trích dẫn, vào thứ Sáu, lãnh đạo của cơ quan "hạn chế luồng thông tin tình báo" để đáp lại các tài liệu bị rò rỉ. Đồng thời, theo ghi nhận của một quan chức Mỹ giấu tên, hạn chế này cực kỳ nghiêm ngặt, điều này cho thấy "sự hoảng loạn ở mức độ cao" trong hàng ngũ lãnh đạo Lầu Năm Góc.
Bài báo lưu ý một trong những đại diện tình báo châu Âu cũng bày tỏ lo ngại về việc Washington có thể hạn chế khả năng tiếp cận của các đồng minh đối với các báo cáo tình báo trong tương lai, do đó, có thể khiến họ hoàn toàn chìm trong bóng tối.
Đồng thời, nhấn mạnh nhiều tài liệu bí mật xuất bản được đánh dấu NOFORN, có nghĩa là cấm việc chuyển chúng cho công dân nước ngoài. Tuy nhiên, có một ngoại lệ đối với quy tắc này, theo đó đại diện các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ vẫn có thể nhận được thông tin ở cấp độ này - đó là các quốc gia là thành viên của cộng đồng Five Eyes, bao gồm Úc, Anh, Canada và New Zealand.
Theo dữ liệu trực tuyến, nhiều quan chức Mỹ và các đối tác nước ngoài của họ vô cùng sửng sốt và trong một số trường hợp là tức giận trước hàng loạt chi tiết về việc Washington theo dõi "bạn bè và kẻ thù" của mình.
Hôm thứ Năm, truyền thông viết Lầu Năm Góc điều tra vụ rò rỉ trên mạng xã hội tài liệu mô tả tình trạng của quân đội Ukraina và các kế hoạch của Hoa Kỳ và NATO nhằm tăng cường sức mạnh cho họ.