"Mặc dù tăng cường liên lạc giữa Nhật Bản và NATO, Nhật Bản dường như không được các thành viên liên minh khác quan tâm với tư cách là thành viên mới. Nhưng nếu cho rằng việc Nhật Bản gia nhập NATO có thể xảy ra, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trong khu vực, không thuộc NATO, họ có thể coi đây là mối đe dọa quân sự", - chuyên gia nhận định.
"Để đạt được an ninh lâu dài, cần tạo điều kiện để phía bên kia cảm thấy an toàn. Tư duy khối dẫn đến leo thang, vì bên mà liên minh nhắm đến cũng bắt đầu thực hiện các bước thích hợp. Cả AUKUS và QUAD đều suy nghĩ trong đầu về một kẻ thù chung. Đây là một sai lầm", - giáo sư Takahara nói.
Mối đe dọa thực sự
"Ví dụ, nếu bạn lo lắng về mối quan hệ với Trung Quốc, bạn không nên đe dọa họ mà hãy nghĩ xem bạn muốn xây dựng mối quan hệ như thế nào với họ. Rốt cuộc, bây giờ các mối đe dọa thực sự đối với chúng ta là sự nóng lên và biến đổi khí hậu, đại dịch và những mối nguy hiểm khác. Chúng ta cần sự hợp tác và chúng ta không thể có tư tưởng theo khối", - Takahara nói.
"Mỹ đang cố lôi kéo Nhật Bản và Hàn Quốc về phía mình. Nhưng Mỹ ở phía bên kia địa cầu. Còn Nhật Bản và Hàn Quốc có một tình thế hoàn toàn khác: Trung Quốc ở gần, Nga, Triều Tiên ở gần. Không thể biến họ thành kẻ thù, cần nghĩ theo hướng làm thế nào để họ trở thành bạn bè", - chuyên gia nhấn mạnh.