Đã rõ các chủ nợ lớn nhất của Việt Nam

Nợ công của Việt Nam so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Sputnik
Về cơ cấu nợ nước ngoài của quốc gia, dư nợ nửa đầu năm 2022 là 3,285 triệu tỷ đồng, đã vượt quá tổng dư nợ của cả năm 2021 (3,226 triệu tỷ đồng). Trong đó, nợ nước ngoài của doanh nghiệp chiếm gần 70% tổng vay nợ (2,287 triệu tỷ đồng).

Nợ công của Việt Nam giảm

Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) vừa công bố Bản tin nợ công số 15 về tình hình nợ công của Việt Nam từ năm 2018 đến tháng 6/2022.
Theo đó, tại bản tin ngày 21/3 của Bộ Tài chính thể hiện, tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Từ 58,3% GDP (năm 2018) xuống còn 55,9% GDP năm 2020 và đến năm 2021 chỉ còn 43,1%.
Về cơ cấu nợ nước ngoài của quốc gia, Bộ Tài chính cho biết, dư nợ nửa đầu năm 2022 là 3,285 triệu tỷ đồng, đã vượt quá tổng dư nợ của cả năm 2021 (3,226 triệu tỷ đồng). Trong đó, nợ nước ngoài của doanh nghiệp chiếm gần 70% tổng vay nợ (2,287 triệu tỷ đồng).
Việt Nam vẫn là chủ nợ lớn của Mỹ, nợ công thấp nhất kể từ 2008
Đồng thời, nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương so với GDP cũng có chiều hướng giảm.
Cụ thể, nợ chính phủ giảm từ 49,9% GDP năm 2018 xuống còn 39,1% GDP năm 2021. Nợ chính phủ bảo lãnh giảm từ 7,9% GDP năm 2018 xuống 3,8% GDP năm 2021. Còn nợ chính quyền địa phương năm 2021 chỉ còn khoảng 0,6% GDP so với 0,9% GDP năm 2018.
Tính đến hết năm 2021, nợ nước ngoài của quốc gia giảm chỉ còn 38,4% GDP so với năm 2018 là 46% GDP. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 6,2%.
Nghĩa vụ trả nợ của chính phủ so với thu ngân sách nhà nước năm 2021 khoảng 21,8%, có chiều hướng tăng dần đều theo các năm.

Chủ nợ của Việt Nam

Theo Bản tin nợ công của Bộ Tài chính, các chủ nợ song phương chủ yếu của Việt Nam tính đến nửa đầu năm 2022 đang là Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức…
Cụ thể, Nhật Bản cho Chính phủ Việt Nam vay hơn 274 nghìn tỷ đồng; Hàn Quốc hơn 28 nghìn tỷ đồng, Pháp hơn 27 nghìn tỷ đồng; Đức cho vay hơn 12 nghìn tỷ đồng.
Trong số các chủ nợ đa phương của Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) cho chính phủ Việt Nam vay nhiều nhất khoảng hơn 354 nghìn tỷ đồng tính đến nửa đầu năm 2022. Tiếp đó là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho Việt Nam vay hơn 181 nghìn tỷ đồng và các tổ chức khác là khoảng 12 nghìn tỷ đồng.
Nợ xấu trái phiếu bất động sản tại Việt Nam đã lên tới 20%
Dự nợ của chính phủ tính đến nửa đầu năm 2022 là hơn 3,219 triệu tỷ đồng. Xét về cơ cấu, nguồn vay của Chính phủ hiện nay phần lớn đến từ các kênh trong nước với hơn 2,221 triệu tỷ đồng, chiếm gần 71%.

Việt Nam đang làm rất tốt trong việc xử lý các khoản nợ

Tỷ lệ rút vốn trong kỳ có chiều hướng giảm qua các năm và giảm mạnh tính đến nửa năm 2022.
Đồng thời, tỷ lệ trả nợ trong kỳ lại có chiều hướng tăng trưởng đều qua các năm cho thấy Việt Nam đang làm rất tốt trong việc xử lý các khoản nợ và ít phụ thuộc hơn vào nợ nước ngoài.
Tổng nợ vay được chỉnh phủ bảo lãnh có chiều hướng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ nước ngoài và nợ trong nước được chính phủ bảo lãnh của Việt Nam là khá tương đương nhau và có xu hướng giảm dần qua các năm, từ năm 2018 là hơn 437 nghìn tỷ đồng chỉ còn hơn 320 nghìn tỷ đồng vào năm 2021 và khoảng 299 nghìn tỷ đồng tính đến nửa đầu năm 2022.
Đối với nợ chính quyền địa phương, sau khi giảm vào năm 2019 đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
Việt Nam cho Mỹ vay nợ gần 37 tỷ USD và xu hướng làm suy yếu đồng đô la
Tính đến tháng 6 năm 2022, tổng dư nợ chính quyền địa phương đã đạt 51.243 nghìn tỷ đồng, vượt qua cả tổng dư nợ năm 2021. Tuy nhiên, tổng số vay trong kỳ có xu hướng giảm mạnh từ đầu năm 2020 đến tháng 6/2022.
Trong nửa đầu năm 2022, số vay trong kỳ của chính quyền địa phương chỉ có 1.311 tỷ đồng, chiếm 2% tổng vốn vay.
Thảo luận