Hiệu ứng domino. Thêm một ngân hàng Mỹ đứng trước bờ vực

Sau khi hai ngân hàng lớn của Hoa Kỳ bị phá sản, cơn hoảng loạn bao trùm toàn thị trường. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết tình hình đã ổn định. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính lại mang đến một số bất ngờ. Cổ phiếu của Ngân hàng First Republic đã giảm gần 50% sau khi họ tiết lộ đã bị khách hàng rút 100 tỷ USD tiền gửi.
Sputnik
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Ngành ngân hàng Mỹ choáng váng

Lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu ngân hàng First Republic xuống mức 8,1 USD/cổ phiếu, đây là mức thấp nhất từ ​​trước đến nay. Đây là cách các nhà đầu tư phản ứng với báo cáo tài chính quý I năm 2023. Ngân hàng tiết lộ khách hàng đã rút 100 tỷ USD tiền gửi. First Republic mất hơn 49% giá trị.
Vào tháng 3, ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ Silicon Valley Bank (SVB) tuyên bố phá sản. Đó là một sự kiện bất ngờ. SVB chuyên phục vụ các công ty khởi nghiệp (startup) ở Thung lũng Silicon, nhưng, các khách hàng lâu năm đột nhiên bán phá giá cổ phiếu của ngành và rút tiền. Ngân hang đã bị rút 42 tỷ USD trong một ngày.
Khi đó các nhà phân tích chỉ ra rằng, lãi suất cao của Fed đã chơi một trò đùa "tàn ác" đối với ngân hàng. Trong một thời gian dài, FED đã giữ mức lãi suất thấp chưa từng thấy. Trong giai đoạn này SVB đã huy động hàng chục tỷ đô la từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư vào trái phiếu khởi nghiệp dài hạn. Hóa ra đó là một cái bẫy.
Cổ phiếu của First Republic Bank giảm 22%
Cổ phiếu của những người chơi khác có danh mục chứng khoán tương tự cũng ngay lập tức giảm giá. Các chuyên gia bắt đầu nói về hiệu ứng domino và nguy cơ xảy ra khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Để đề phòng, Signature Bank, ngân hàng tiền ảo lớn nhất ở Mỹ và trên thế giới, đã bị nhà chức trách nước này đóng cửa.
Chính phủ đã đảm bảo: mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. Fed đã áp dụng các biện pháp cần thiết, ví dụ, họ đã triển khai chương trình hỗ trợ khẩn cấp có tên Chương trình Cấp vốn Kỳ hạn Ngân hàng (BTFP). Chương trình này cung cấp những khoản hỗ trợ để hoàn tất việc trả lại tiền cho khách hàng.

Nhiều thách thức với ngành ngân hàng

Ông Vladislav Antonov, nhà phân tích tài chính tại BitRiver, giải thích rằng, thiệt hại có thể còn lớn hơn nếu không có sự giúp đỡ mà First Republic đã nhận được từ Bank of America, Citigroup, JPMorgan Chase và Wells Fargo.
Ông lưu ý:
"Những sự kiện này cho thấy rủi ro bất ổn tài chính gia tăng ở Mỹ. Giá cổ phiếu đang giảm vì những lý do kinh tế khách quan: người Mỹ ồ ạt rút tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng giảm tốc".
Tuy nhiên, theo ông Antonov, còn quá sớm để rút ra kết luận. Ngân hàng First Republic sẽ bán 50-100 tỷ USD tài sản để tự cứu mình. Và biện pháp này sẽ giúp củng cố bảng cân đối kế toán.
Silicon Valley Bank có thể sụp đổ do các ấn phẩm kích động trên mạng xã hội
"Cả Fed và Bộ Tài chính thông qua Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang theo dõi chặt chẽ tình hình và, như một phương sách cuối cùng, nếu không tìm được "giải pháp thị trường" họ sẽ đơn giản đặt First Republic dưới sự quản lý bên ngoài, bảo đảm an toàn tiền gửi, như họ đã làm vào tháng 3 với SVB và Signature Bank", - nhà phân tích tại TeleTrade Alexey Fedorov lưu ý.

Các khoản vay trở nên đắt đỏ hơn

Tuy nhiên, hiện có cuộc khủng hoảng niềm tin vào hệ thống tài chính Mỹ.
“Mặc dù tháng trước Ngân hàng First Republic đã được Fed và các nhóm tín dụng nhà nước khác bơm vốn 92 tỷ USD để trả lại tiền gửi, nhưng, điều này không làm khách hàng nản lòng - dòng tiền chảy ra vẫn tiếp tục. Lượng tiền đã vay chỉ bằng 52% lượng tiền gửi mà họ đã có vào đầu năm nay. Có thông tin cho rằng, Fed sẵn sàng cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, và chính quyền Hoa Kỳ đang lên kế hoạch quốc hữu hóa ngân hàng này”, - ông Evgeny Shatov, đối tác từ Capital Lab, cho biết.
Ông nhấn mạnh, những rủi ro chính vẫn chưa biến mất. Vấn đề chính là động thái tăng lãi suất của Fed, do đó cần phải tăng lãi suất tiền gửi. Fed đã tăng lãi suất cho vay mà nguồn thu nhập chính của các ngân hàng là hoàn trả các khoản vay được phát hành trong thời kỳ lãi suất thấp.
Mỹ cần ít nhất 2 nghìn tỷ USD để ổn định hệ thống ngân hàng
"Kết quả là thu nhập của các ngân hàng ngày càng giảm, trong khi chi phí ngày càng tăng. Điều này tạo ra những khó khăn nghiêm trọng", - ông Evgeny Shatov lưu ý.
Theo ông, một vấn đề khác có thể là cho vay thế chấp. Khoảng 70% khoản vay tín chấp ở Mỹ từ các ngân hàng nhỏ.
Nhà phân tích cho rằng, các ngân hàng Synchrony Financial (SYF), Discover Financial Services (DFS), Western Alliance, Valley National Bancorp, Associated Banc Corp (ASB) đang bên bờ vực phá sản. Lý do là như nhau: tỷ lệ cho vay so với tiền gửi quá cao, nghĩa là phần lớn các khoản vay được tài trợ bằng vốn vay.

Tín hiệu đáng lo ngại

Theo hầu hết các nhà quan sát, diễn biến hỗn loạn liên quan First Republic Bank và những ngân hàng khác của Mỹ sẽ không gây ra một làn sóng mới bán tháo cổ phiếu.

“Các ngân hàng đã nộp báo cáo tài chính quý 1 và các nhà đầu tư chưa thấy lỗ hổng trong bảng cân đối kế toán, vì thế không có những dấu hiệu cho thấy các vấn đề của Ngân hàng First Republic có thể gây ra làn sóng ngân hàng phá sản”, - ông Alexey Fedorov từ TeleTrade lưu ý.

Thêm 50 ngân hàng nữa ở Mỹ có thể phá sản
Nhưng, thị trường châu Âu cũng có thể gây hoảng loạn. Ở đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn mạnh tay tăng lãi suất, điều này có nguy cơ dẫn đến rắc rối tương tự.
Thảo luận