Nguy cơ khủng hoảng hiến pháp ở Hoa Kỳ
“Biden rất thận trọng cho biết rằng, ông có thể sử dụng Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ, theo đó chính quyền tổng thống hoàn toàn nắm quyền kiểm soát hệ thống tài chính nợ công mà không cần sự tham gia của Quốc hội. Tu chính án này chưa từng được sử dụng. Việc sử dụng Tu chính án này có nghĩa là tất cả các nghĩa vụ của chính phủ liên bang sẽ được thực hiện: thanh toán, thu thuế, bán chứng khoán, v.v. Nhưng tình hình sẽ chuyển từ tài chính sang lĩnh vực chính trị và pháp lý với những hậu quả khó lường, cho đến việc xét xử và luận tội Tổng thống. Vào thứ Sáu tuần này, Biden dự kiến gặp lại McCarthy và McConnell, và ông sẽ cố gắng hết sức để tìm được một giải pháp cho phép nâng trần nợ công, tránh viễn cảnh nước Mỹ vỡ nợ. Bởi vì, nếu một vụ vỡ nợ xảy ra, bất kể thời gian của nó là bao lâu, thì vụ này sẽ gây ra sự sụt giá của đồng đô la và sự bất ổn toàn cầu. Đối với Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, điều này trước hết sẽ dẫn đến sự mất lòng tin vào đồng tiền của Mỹ và gây hoang mang trên các sàn giao dịch chứng khoán trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu…”, - ông Vladimir Vasilyev lưu ý.
“Sẽ có những nhượng bộ nhất định, nhưng trần nợ sẽ được nâng. Khoản nợ của chính phủ Hoa Kỳ không hẳn là khoản nợ thông thường. Hoa Kỳ không vay tiền mà bán trái phiếu, đây là một trong những công cụ đáng tin cậy nhất để bảo vệ tiền của mình. Và tất cả những ai có tiền nhàn rỗi - Trung Quốc, Nhật Bản, các nước sản xuất dầu mỏ, các ngân hàng và cá nhân đều mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Tiền lãi ở đó nhỏ, nhưng độ tin cậy cao”, - Vladimir Vasilyev nói thêm.