Việt Nam đang ‘hụt hơi’?

Ngành sản xuất Việt Nam có vẻ đang “hụt hơi” trong việc bắt kịp sự phục hồi của nhu cầu bên ngoài khi chỉ số PMI liên tục giảm.
Sputnik
Dù Việt Nam được nhận định là trung tâm sản xuất điện tử mới của khu vực, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp này của đất nước đang sụt giảm và nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ hết sạch đơn hàng từ tháng 6 tới.

‘Hụt hơi’

Trình bày tại cáo vĩ mô vừa công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) bày tỏ quan ngại về chỉ số PMI của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục thu hẹp, giảm xuống 46,7 điểm từ mức 47,7 điểm trong tháng trước (như Sputnik đưa tin trước đó).
“Trong khiđơn hàng mới tiếp tục giảm thì tồn kho thành phẩm trong tháng 4 đạt mức cao nhất trong vòng 2 năm. Tốc độ giảmđơn hàng mới nhanh hơn đơn hàng xuất khẩu cho thấy nhu cầu trong nước giảm mạnh hơn”, báo cáo lưu ý.
Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, diễn biến của chỉ số PMI Việt Nam trái ngược với sự cải thiện mạnh của ngành sản xuất khu vực ASEAN, hàm ý rằng ngành sản xuất Việt Nam có vẻ đang “hụt hơi” trong việc bắt kịp sự phục hồi của nhu cầu bên ngoài.
Ngành sản xuất của Việt Nam bị đình trệ
Trước đó, hôm 4/5, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 4/2023 đạt 46.7 điểm. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp PMI của Việt Nam dưới ngưỡng 50 điểm. Kể từ tháng11/2022, ngoại trừ tháng 02/2023, PMI của Việt Nam luôn ở dưới ngưỡng trung bình, và đây là tháng có PMI thấp nhất trong vòng 6 tháng vừa qua.
Ba điểm nhấn nổi bật là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn; Việc làm giảm tháng thứ hai liên tiếp; Chi phí đầu vào tăng chậm lại thành mức thấp của 35 tháng.
Trongđó, số lượng đơn hàng mới giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay. Vì vậy, các công ty đã cắt giảm tương ứng việc làm và hoạt động thu mua hàng. Tốc độ giảm số lượng nhân viên mạnh nhất trong thời gian một năm rưỡi qua và nhu cầu mua hàng của các công ty giảm ở tháng thứ 2 liên tiếp.
Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất đã bắt đầu hạ giá bán hàng để khuyến khích tiêu dùng góp phần làm giảm chi phí đầu vào của sản xuất, giá đầu vào đã tăng với tốc độ chậm nhất trong gần 3 năm qua. Mặc dù mức độ lạc quan của các công ty sản xuất đang ở mức thấp nhất trong năm, nhưng họ vẫn hy vọng lực cầu sẽđược phục hồi trong năm tới.
Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, đánh giá, ngành sản xuất của Việt Nam hiện có vẻ như đang đi qua một giai đoạn trì trệ khi các công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếmđơn đặt hàng mới. Các công ty vẫn lạc quan, rằng sản lượng sẽ tăng trong thời gian một năm tới, mặc dù tâm lý kinh doanhđã giảm khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm trong những tháng gần đây.
“Các nhà sản xuất đã bắt đầu hạ giá bán hàng để cố gắng kích thích nhu cầu, và áp lực chi phí giảmđã giúp họ giảm giá dễ dàng hơn. Trên thực tế, giá cả đầu vào đã tăng với tốc độ chậm nhất trong gần 3 năm”, ông Harkernhấn mạnh.
Kinh tế Việt Nam chờ bùng nổ: Chìa khoá ở 30 tỷ USD đầu tư công

Nhu cầu trong nước sụt giảm

Tính chung 4 tháng đầu năm, toàn ngành công nghiệp giảm 1,8% so với cùng kỳ, trong đó khai khoáng giảm 2,8%, công nghiệp chế biến chế tạo giảm 2,1% và sản xuất điện tăng 0,5%.
Ngành công nghiệp chiếm 30% GDP trong năm 2022 và việc ngành này không tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 của Việt Nam.
Nhóm phân tích của Chứng khoán Rồng Việt cũng lưu ý, nhu cầu trong nước suy giảm thể hiện qua chỉ số PMI cũng tương ứng với tốc độ tăng trưởng đang giảm dần của doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ.
Trong tháng 4/2023, doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng trưởng 11,5% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 13,4% trong tháng trước. Trong đó, bán lẻ hàng hoá và dịch vụ lần lượt tăng 9,7% và 18,8% so với cùng kỳ.
Tại lĩnh vực bán lẻ, doanh thu bán lẻ thực phẩm vẫn duy trì được mức tăng 14,5% so với cùng kỳ, trong khi đó, doanh thu bán lẻ hàng may mặc, gia dụng phương tiện đi lại tăng khá thấp, riêng văn hoá, giáo dục tăng trưởng âm 1,1% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, doanh thu bán lẻ lĩnh vực lưu trú, ăn uống, du lịch tăng lần lượt 25,8% và 109,4% so với cùng kỳ.
“Lĩnh vực du lịch đang phục hồi dần đều, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm gấp 19,2 lần cùng kỳ nhưng chỉ bằng 61,7% so với cùng kỳ năm 2019”, báo cáo thể hiện.
Trong đó, lượng khách du lịch từ Trung Quốc cải thiện dần qua các tháng nhưng chỉ bằng 14,8% lượng khách cùng kỳ năm 2019.

Nhiều doanh nghiệp điện tử hết sạch đơn hàng từ tháng 6 tới

Phát biểu bên lề Hội thảo kết nối công nghiệp 4.0 ngày 10/5, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, nhiều doanh nghiệp điện tử hết sạch đơn hàng từ tháng 6.
Theo bà Hương, năm 2022, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam xuất khẩu đạt 114 tỷ USD, xuất siêu 11,24 tỷ USD, đóng góp rất lớn vào cân bằng ngoại hối và cán cân thương mại cho cả nước (cả nước xuất siêu 11,2 tỷ USD).
Ngành sản xuất Việt Nam đi thụt lùi
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại khi chỉ đạt 5,76%, trong khi giai đoạn 2019 – 2021 tăng trưởng lần lượt từ 10,8%, 9,7% và 13%.
Phân tích về nguyên nhân xu hướng sụt giảm, bà Đỗ Thị Thúy Hương cho rằng từ cuối năm ngoái, đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp điện tử đã giảm dần do những tác động của kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nói chung, trong đó có điện tử giảm theo. Dự báo, trong năm nay, thị trường sản lượng điện tử toàn cầu suy giảm 16%.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành trọng điểm đều sụt giảm, trong đó ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 5,1%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 10,4%. Xuất khẩu điện thoại và linh kiện giảm 17,3%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 8,9%.
Theo bà Hương, nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ hết sạch đơn hàng từ tháng 6 tới.
“Do đó, kim ngạch xuất khẩu trong quý 2 sẽ còn tệ hơn quý 1 (suy giảm 9,75% so với cùng kỳ)”, chuyên gia nhận định.
Ngoài sự sụt giảm của thị trường, việc các chính sách không theo kịp sự thay đổi cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, như chính sách giảm 2% thuế VAT vẫn chưa được ban hành.
“Hiện, nhiều doanh nghiệp điện tử đã phải thu hẹp quy mô, tối ưu chi phí nhằm nỗ lực duy trì hoạt động”, bà nói.

Cơ hội còn rất lớn

Mặc dù vậy, bà Đỗ Thị Thúy Hương cho biết, doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớntrong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhất là gần đây có thông tin, nhiều hãng điện tử lớn đã và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, cụ thể như tập đoàn Apple, đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam nhưng đang có ý định triển khai sản xuất những sản phẩm mang tính cao cấp hơn.
“Việt Nam cũng có thêm những cơ hội xuất khẩu linh kiện điện tử sang những thị trường khác nhau trên thế giới”, chuyên gia lưu ý.
Việt Nam chịu ảnh hưởng khi kinh tế Mỹ suy yếu
Đầu năm 2023, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tiếp đón rất nhiều đoàn doanh nghiệp đến từ châu Âu, Đông Âu, Nga.
“Những đoàn doanh nghiệp này có chung mong muốn tìm kiếm những sản phẩm điện tử chất lượng từ Việt Nam”, theo bà Hương, điều này đang mở ra những cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp điện tử trong nước.
Đặc biệt, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liền và đặc biệt các chính sách thu hút đầu tư thì rất cởi mở, vì vậy, cơ hội để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư trong lĩnh vực điện tử là rất lớn.
Thảo luận