Hàng loạt ngân hàng Việt Nam có động thái mua lại trái phiếu trước hạn

HÀ NỘI (Sputnik) - Thời gian gần đây, hàng loạt ngân hàng liên tục bỏ hàng ngàn tỉ để thu gom khối lượng trái phiếu đã phát hành trước hạn. Việc này có thể là một nguyên nhân khiến nguồn vốn được cho vay ra thị trường hiện nay khá chậm.
Sputnik
Cụ thể, vào ngày 12/5, Techcombank đã tiến hành mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành mã TCB2225003. TCB2225003 được phát hành ngày 12/5/2022, có thời hạn 3 năm và là trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước.
Đây là lần đầu tiên Techcombank mua lại trái phiếu trước hạn trong năm 2023. Trong khi đó, công ty con của TCB là CTCP Chứng khoán Kỹ thương lại có 6 lần thực hiện điều này. Nếu tính rộng ra từ tháng 12/2022, TCBS đã có tới 11 lần mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị gần 1.753 tỷ đồng.
Tương tự, theo ghi nhận của Thanh Niên, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) cũng công bố ngày 12/5 đã mua lại trước hạn 400 tỉ đồng trái phiếu có mã VPBL2124014. Lô trái phiếu đã phát hành vào 12/5/2012 và có kỳ hạn 3 năm, sẽ đáo hạn vào 12/5/2024.
11 ngân hàng Việt Nam bị ‘sờ gáy’ về vi phạm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) mua lại trước hạn 1.500 tỉ đồng trái phiếu mã OCBH2124001. Lô trái phiếu này đã phát hành vào 10/5/2021 và có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 10/5/2024. Trước đó, 5/5, OCB cũng thực hiện mua lại 2.000 tỉ đồng lô trái phiếu có mã OCBL2225001. Lô trái phiếu này được phát hành tháng 5/2022 và đáo hạn vào tháng 5/2025.
Hay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng thông báo ngày 8/5 đã thực hiện mua lại 206 tỉ đồng lô trái phiếu mã BID2RL_20/07. Lô trái phiếu này đã phát hành vào tháng 5/2020 với kỳ hạn 8 năm, đáo hạn vào tháng 5/2028. Trước đó, trong tháng 4 BIDV đã nhiều đợt mua lại trái phiếu trước hạn như liên tục trong 2 ngày 27 - 28/4, công ty đã mua lại tổng cộng 1.000 tỉ đồng đối với 2 lô trái phiếu có kỳ hạn 8 năm, ngày đáo hạn đến tháng 4/2028; ngày 23/4 mua lại 232 tỉ đồng một lô trái phiếu cũng có kỳ hạn 8 năm và đáo hạn vào tháng 4/2028
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín vào ngày 4.5 mua lại 100 tỉ đồng lô trái phiếu VIETBANK.L.20.27003. Lô trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, phát hành vào tháng 12/2020 và sẽ đáo hạn vào tháng 12/2027. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) ngày 22/4 đã mua lại 1.500 tỉ đồng lô trái phiếu VIBL2124001 có kỳ hạn 3 năm và đáo hạn vào tháng 4/2024…
Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM (HDBank), ngân hàng này cũng thông báo dự kiến mua lại 500 tỷ đồng trái phiếu trước hạn với mã trái phiếu HDBL 2128002.
Phương thức tổ chức mua lại là tổ chức phát hành phối hợp với tổ chức lưu ký thực hiện thanh toán số tiền mua lại cho các người sở hữu trái phiếu theo các quy định tại bản công bố thông tin do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM ban hành ngày 30/5/2021.
Bộ Tài chính làm việc với gần 40 doanh nghiệp phát hành trái phiếu sau vụ Vạn Thịnh Phát
Theo đó, nguồn mua lại là nguồn thu nợ/gốc lãi các khoản cho vay khách hàng từ nguồn vốn phát hành trái phiếu, nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác, từ nguồn vốn từ tích lũy và các nguồn hợp pháp khác của HDBank. Thời gian dự kiến tổ chức mua lại là ngày 2/6/2023.
Việc các ngân hàng phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng để mua lại lượng lớn trái phiếu đã phát hành được nhận định là một nguyên nhân khiến nguồn vốn được cho vay ra thị trường hiện nay khá chậm.
Tuần qua chứng kiến diễn biến đáng chú ý trên thị trường ngoại tệ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm 50 đồng giá mua vào USD tại Sở Giao dịch từ 23.450 đồng/USD xuống còn 23.400 đồng/USD.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 12/2022, NHNN thay đổi giá chào mua USD tại Sở Giao dịch. Lần gần nhất Nhà điều hành điều chỉnh tỷ giá này diễn ra vào ngày 15/12/2022 khi giá mua USD được niêm yết trở lại sau 3 tháng bỏ trống, đồng thời được tăng lên mức 23.450 đồng/USD từ mức 22.550 đồng/USD áp dụng hồi tháng 9/2022.
Thảo luận