"Một trong những lựa chọn tiềm năng cho thương mại tương hỗ giữa các nước BRICS cũng có thể là sử dụng các khoản vay năng lượng - tương tự như quyền rút vốn đặc biệt (SDR) trong IMF. Các nước xuất khẩu năng lượng có thể thu hút các khoản vay này cho các dự án mà họ cần, nhờ đó tăng khối lượng buôn bán bằng đồng tiền quốc gia bất chấp việc mất cân bằng thương mại. Ngân hàng Phát triển Mới có thể đóng vai trò nền tảng để cung cấp các khoản vay năng lượng như vậy", - báo cáo cho biết.
"Đồng thời, tính chất đa tiền tệ của khoản vay SDR năng lượng như vậy sẽ làm tăng khả năng chuyển đổi và tính thanh khoản của nó. Việc có các nước mới gia nhập BRICS trong tương lai sẽ làm tăng khối lượng giao dịch thương mại trong hiệp hội", - các chuyên gia cho biết.
Ngân hàng Phát triển Mới được thành lập bởi các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Mục tiêu chính trong hoạt động của ngân hàng này là tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và các dự án nhằm mục tiêu "phát triển bền vững" ở các quốc gia thành viên của ngân hàng, cũng như các quốc gia đang phát triển khác.
Các tác giả báo cáo lưu ý rằng các quốc gia BRICS cần tích cực hơn trong việc cấp kinh phí và cho vay bằng đồng tiền quốc gia.
"Việc duy trì các sơ đồ kế toán công nợ sử dụng các loại tiền tệ phương Tây ẩn chứa rủi ro bị trừng phạt và trên thực tế sẽ tương đương với việc tiếp tục giao dịch bằng USD và euro", - các chuyên gia cảnh báo.
"Các nước đang phát triển cần tăng cường nỗ lực để tạo ra cơ sở hạ tầng tài chính và thanh toán của riêng mình, bỏ qua phương Tây. Đồng thời ở những nước không còn dư vài thập niên để xây dựng một hệ thống như đồng đô la dầu mỏ thì cần có các giải pháp công tác hữu hiệu để tiến hành hoạt động thương mại ngay từ bây giờ", - tài liệu nói.
Một lựa chọn khác cho sự hợp tác giữa các nước đang phát triển có thể là tạo ra một đồng tiền BRICS thống nhất.
“Việc tạo ra một loại tiền tệ thống nhất sẽ được thảo luận chính thức lần đầu tiên tại diễn đàn sắp tới vào tháng 8/2023 ở Nam Phi”, - tài liệu viết.