ĐQBH Việt Nam: “Vùng sâu vùng xa, đói kém thì xây tượng đài để làm gì?”
Đại biểu Lê Thanh Vân bày tỏ không đồng tình khi thấy tại một số địa phương, nhiều dự án cổng chào, tượng đài vẫn được triển khai xây dựng, trong lúc đời sống người dân còn khó khăn.
SputnikCũng theo ông, vòng đời các đạo luật quá ngắn cho thấy tầm nhìn lập pháp, tư duy chiến lược ngắn hạn, ăn đong, hành dân và làm khổ doanh nghiệp. Chất lượng thể chế thấp, pháp luật không ổn định, năng lực cán bộ yếu kém nên lại càng bất nhất.
Khó khăn sao còn xây tượng đài?
Sáng 25/5, thảo luận tại phiên họp tổ về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan ngại về toàn cảnh nền kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.
Chia sẻ nhiều ý kiến về tăng trưởng của nền kinh tế, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau, Uỷ viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách) cho rằng, không nên nhìn nhận tiêu cực và cho rằng kinh tế ảm đạm là do hoạt động điều hành. Thay vào đó, cần nhìn vào các yếu tố bên ngoài và tác động của đại dịch, cũng như tình trạng xung đột và mâu thuẫn đang diễn ra giữa các nước lớn.
Theo ông Vân, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là rất lớn, động lực
phát triển công nghiệp phía Nam, ở Đồng Nai, Bình Dương rơi vào tình trạng nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp đóng phải đóng cửa do thiếu đơn đặt hàng.
"Một tiểu thương ở chợ Bến Thành nói có giai đoạn 2 tuần liền không bán được món hàng nào. Điều này cho thấy cầu giảm, do khó khăn, người dân phải thắt lưng buộc bụng, lương không có, doanh nghiệp nợ, họ không có chi phí cho sinh hoạt", đại biểu Lê Thanh Vân kể.
Cũng theo ông Vân, nguyên nhân của tình hình "ảm đạm" kinh tế nói trên, bên cạnh sự tác động của
dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp của thế giới, thì quan trọng nhất là chất lượng thể chế và cán bộ.
"Chất lượng thể chế đã kém rồi chất lượng cán bộ còn kém hơn, chứ không phải do sự vận hành các thiết chế về kinh tế, doanh nghiệp", vị đại biểu lưu ý.
Theo ông, vòng đời các đạo luật quá ngắn cho thấy tầm nhìn lập pháp, tư duy chiến lược quá ngắn, “ăn đong, hành dân và khổ doanh nghiệp”. Chất lượng thể chế thấp, pháp luật không ổn định, chất lượng cán bộ yếu kém lại càng bất nhất.
"Ông chủ tịch này, nhiệm kỳ này thì ủng hộ, nhưng sang nhiệm kỳ sau, chủ tịch khác thấy doanh nghiệp ngứa mắt, thu hồi lại dự án. Trong khi doanh nghiệp đã bỏ hàng trăm tỉ vào dự án, rồi trả lãi suất ngân hàng, thế là họ chết. Chúng ta không trị những cán bộ như thế thì doanh nghiệp khó sống, khó phát triển", đại biểu đoàn Cà Mau khẳng định.
Ngoài ra, ông Vân bày tỏ không đồng tình khi thấy tại một số địa phương, nhiều dự án cổng chào vẫn triển khai trong lúc đời sống người dân còn khó khăn.
"Đặc biệt ở nơi vùng sâu vùng xa, đói kém như vậy thì xây tượng đài để làm gì?", ông Vân đặt câu hỏi.
Cường quốc điện gió còn phải mua điện từ Trung Quốc
Về mảng điện lực, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, sản xuất điện trong nước chưa tập trung đúng trọng tâm. Việt Nam có lợi thế về điện mặt trời, điện gió nhưng mãi gần đây mới đưa vào quy hoạch điện VIII.
Đề cập đến thông tin cho rằng, giải pháp về lâu dài phải nhập khẩu điện từ
Trung Quốc hay từ Lào, ông Vân nhận định đây là câu chuyện buồn.
"Giá thành của họ giảm, tại sao chúng ta không kiểm tra có giảm được giá điện không? Việt Nam là cường quốc điện gió, điện mặt trời, thiên nhiên ưu đãi như thế, nhưng vì sao ta vẫn phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, vì sao lại xác định nhập điện lâu dài. Câu hỏi này tôi cho rằng trả lời cũng khó?", vị đại biểu băn khoăn.
Cùng quan điểm về vấn đề này, đại biểu Đinh Ngọc Minh (Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Quốc hội) cho rằng, điện đang là vấn đề khiến người dân bức xúc.
"Tại sao phải đi nhập khẩu điện, trong khi tôi đọc báo thấy 4.600MW điện gió, điện mặt trời không được hòa mạng, không được bán lên lưới. Vì sao thế, cũng là tài sản quốc gia sao lại lãng phí như thế?", ông Minh hỏi.
Có ý kiến lý giải, việc này do thủ tục, đại biểu Minh cho rằng thủ tục do con người đặt ra, vậy sao không cải tiến thủ tục mà phải đi mua điện của Lào hay của Trung Quốc. Từ đó, ông Minh đề nghị phải làm rõ câu chuyện trách nhiệm và ngành điện phải đổi mới.
"Tôi tham dự nhiều cuộc họp với ngành điện và thấy rằng trong 100% sản lượng phát lên, EVN chỉ trực tiếp phát 11%, còn lại 89% của các công ty và doanh nghiệp khác không thuộc EVN. 89% này vẫn đang lãi vào năm 2021, 2022 thì tại sao EVN kêu lỗ, giải thích như thế nào?", đại biểu này đặt vấn đề.
Giải thích việc để lãng phí điện mặt trời, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ông đã trao đổi với Bộ trưởng Công Thương về những vướng mắc liên quan. Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương cho rằng, vấn đề không phải vướng về giá mà vướng về công suất.
"Tôi có hỏi lại, nếu chúng ta đủ tải rồi thì tại sao cho làm. Còn nếu đã làm rồi thì tại sao không giảm bớt điện đã mua của nước ngoài?", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói và cho biết, theo lời Bộ trưởng Công Thương, do đã ký hiệp định với nước ngoài nên bây giờ không thể đàm phán để cắt được.
Ông Phớc cũng đề nghị, cần phải sửa một số quy định, đặc biệt ách tắc nhất là
Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư công.
"Mấy năm nay chúng ta ban hành Luật Quy hoạch nhưng vẫn loay hoay không triển khai được, rồi cả vấn đề điện cũng thế", lãnh đạo ngành Tài chính trăn trở.