Việt Nam bị nghi ngờ về số liệu lạm phát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói thật

Trả lời về băn khoăn số liệu lạm phát của Việt Nam bị nghi ngờ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định số liệu tính toán và công bố về chỉ số lạm phát của Việt Nam là hoàn toàn đáng tin cậy.
Sputnik
Ông nhắc lại, kiểm soát lạm phát để hạn chế ảnh hưởng đến 'nồi cơm, túi tiền' của người dân.

Lạm phát phức tạp

Chiều 28/5, phát biểu tại tọa đàm Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trả lời về vấn đề dữ liệu tính toán lạm phát bị nghi ngờ.
Theo đó, dư luận đặt câu hỏi, giá điện, nhiên liệu, thực phẩm, giáo dục, y tế, văn hoá, giải trí và du lịch đều tăng trông thấy nhưng tại sao lạm phát của Việt Nam lại luôn ở mức thấp một cách khó tin.
Tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ, vượt khỏi dự báo. Đặc biệt, nhiều thách thức đặt ra cho các nước như suy thoái kinh tế, gia tăng lạm phát, mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu. Các yếu tố bên ngoài, môi trường quốc tế ảnh hưởng ảnh hớn lớn tới nỗ lực ổn định vĩ mô cũng như quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, thực tế diễn ra, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, có thể gói gọn về bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới năm 2022, những tháng đầu năm 2023 như sau: Khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi; biến động nhanh; rất khó lường, khó dự báo, có những thực tiễn xảy ra còn vượt quá dự báo và độ phức tạp của tình hình thế giới tác động đến các nền kinh tế.
Xuất siêu của Việt Nam ước đạt 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
Ông lưu ý, nền kinh tế Việt Nam có quy mô còn khiêm tốn trong khi độ mở lớn (gần 2 lần so với GDP). Như vậy, sự tác động của ngoại cảnh đối với kinh tế Việt Nam rất lớn.
“Cuối năm 2021 và năm 2022, chúng ta kỳ vọng là sau khi vượt qua dịch COVID-19, các nền kinh tế sẽ đến thời kỳ phục hồi mạnh mẽ”, ông Phương nói.
Tuy nhiên, thực tiễn không như dự báo, thậm chí có những yếu tố như những cuộc xung đột chính trị, tài chính - tiền tệ… đã làm chậm đi quá trình phục hồi, thậm chí đẩy nền kinh tế đến nguy cơ suy thoái.
Thêm nữa, một số nhân tố trên thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế vĩ mô của các nước, trong đó yếu tố lạm phát là yếu tố lớn, xuất phát từ Mỹ, châu Âu, tác động lan toả trên toàn cầu.
Nhiều nước phải bung ra các giải pháp ứng phó với tình hình lạm phát gia tăng, đặc biệt là giải pháp tài khoá, tiền tệ.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng mức lãi suất ở biên độ lớn, các ngân hàng Trung ương của châu Âu và các nền kinh tế lớn đều có động thái tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát. Các giải pháp nêu trên khiến Việt Nam phải đối mặt với giảm sút về tăng trưởng kinh tế.
“Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối diện với áp lực gia tăng từ bên ngoài và phải tìm cách vượt qua trong thời gian tới như: Cầu thế giới giảm mạnh; lĩnh vực sản xuất chế biến, chế tạo và một vài lĩnh vực động lực bị ảnh hưởng nặng nề; thiếu đơn hàng, thu hẹp sản xuất”, đại diện lãnh đạo Bộ KH - ĐT nhấn mạnh.

Chỉ số lạm phát của Việt Nam là hoàn toàn đáng tin cậy

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đí, kết quả điều hành vĩ mô, quả kiểm soát lạm phát trong thời gian qua rất đáng ghi nhận, tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát của nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt những kết quả đáng khích lệ.
“Tuy nhiên, vẫn có dư luận cho rằng, kết quả làm tốt như vậy thì liệu có phải do câu chuyện số liệu của chúng ta hay không?. Tôi xin khẳng định một lần nữa số liệu tính toán và công bố về chỉ số lạm phát của Việt Nam là hoàn toàn đáng tin cậy”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.
Thứ trưởng Phương cho biết, hiện nay người dân đã hiểu được rằng lạm phát đánh thẳng vào nồi cơm của gia đình họ, đánh thẳng vào túi tiền của họ. Do vậy, người dân rất quan tâm đến vấn đề làm sao kiểm soát lạm phát, vì một khi lạm phát gia tăng, cuộc sống bị đảo lộn, chi tiêu, chi phí tăng lên rất nhiều và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà tầm quan trọng của việc kiểm soát lạm phát ngày càng được đặt ở vị trí cao hơn.
Du lịch Đà Nẵng sẽ 'bùng nổ' nhờ một sự kiện sắp tới
Nhắc lại câu chuyện lịch sử, Thứ trưởng Phương cho biết, trong quá khứ, Việt Nam cũng từng chứng kiến những lúc phải gánh chịu hậu quả của lạm phát cao như những năm 80, 90 của thế kỷ trước hay là giai đoạn 2008-2011. Hậu quả để lại rất nặng nề, tăng trưởng bị suy giảm, thậm chí là suy thoái, cho đến đời sống của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều, rồi thất nghiệp, đói nghèo, kể cả việc phá hoại tài nguyên môi trường.
“Tất cả những hệ lụy đó có thể phân tích được do lạm phát gây ra và chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như nguồn lực để khắc phục được hậu quả của nó”, ông Phương nói.

Chống lạm phát

Theo ông Phương, qua ý kiến của các chuyên gia, cơ quan Quản lý Nhà nước về kinh tế vĩ mô, điều quan trọng nhất là Việt Nam đạt được chính là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu Quốc hội giao, cũng như đảm bảo các cân đối lớn, điều hành giải pháp tiền tệ, tài khoá ở mức hợp lý.
Đơn cử như vấn đề tỷ giá, lãi suất, Việt Nam đã có điều chỉnh nhưng ở biên độ phù hợp, không tạo ra các cú sốc lớn với kinh tế vĩ mô.
Để so sánh với các nước trên thế giới và khu vực, qua các con số tổng hợp – thống kê, bối cảnh vĩ mô của chúng ta vẫn ở mức khá tích cực. Chẳng hạn như sau khi hết quý 1, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 3.32%, trong khi các đối tác chính, nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng thấp như Mỹ đạt 1.6%; EU đạt 1.3%; Nhật đạt 1.3%; Hàn Quốc đạt 0.8%.
Khi tăng trưởng thấp, cầu tiêu dùng của những nền kinh tế này cũng giảm theo, dẫn tới đơn hàng của doanh nghiệp và sản phẩm đầu ra của Việt Nam bị ảnh hưởng. Trong quý 1/2023, tăng trưởng của lĩnh vực chế biến, chế tạo giảm đáng kể.
“Nhưng mức tăng trưởng 3.32% so với dự báo của World Bank và IMF trong năm 2023 là hơn 2% cho thấy Việt Nam vẫn ở mức khá tích cực, tạo tiền đề để phấn đấu trong các tháng cuối năm”, Thứ trưởng nói.
Kiếm tiền ở Việt Nam: Mua phim JAV của Nhật cắt thành phim ngắn rồi bán cho người Mỹ
Bên cạnh đó, sau 4 tháng, Việt Nam đạt chỉ số lạm phát dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Các nền kinh tế khác đều ở mức khá cao như: Singapore (5.5%); Indonesia (khoảng 5%), Eu (khoảng 7%); Mỹ (khoảng 5%). Đây là các nền kinh tế đối tác của Việt Nam và họ đều đang chống đỡ với tình trạng lạm phát gia tăng.
“Với phân tích như vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào các chính sách, điều hành của chúng ta từ năm ngoái cũng như đầu năm này để đạt mục tiêu đã đề ra”, ông Phương bày tỏ.
Chia sẻ về kinh nghiệm chống lạm phát, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chỉ ra rằng, cần sự phối kết hợp trong các chính sách khi điều hành kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát, đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
“Chúng ta phải luôn ý thức trong phối hợp giữa các chính sách vĩ mô khác nhau, đặc biệt là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Hai chính sách này cần gắn kết với nhau. Nếu chúng ta làm cho tài khóa thâm hụt, Nhà nước phải tiếp tục ra thị trường vay mượn nhiều hơn thì lãi suất có thể tăng lên”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.
Phân tích thêm về điểm này, Thứ trưởng Chí cho biết, lãi suất tăng thì lãi suất trái phiếu Chính phủ phải tăng, điều này sẽ tác động đến toàn bộ hệ thống lãi suất, vì lãi suất chính phủ là lãi suất nền. Cho nên dựa trên kinh nghiệm và kết quả thời gian vừa qua, cần hết sức lưu ý hài hòa các chính sách.
“Khi hài hòa được các chính sách thì Việt Nam sẽ đạt được các kết quả mong muốn, trong đó có việc kiểm soát lạm phát”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định.
Thảo luận