Nhóm tác giả Việt Nam bị gỡ bỏ bài báo quốc tế

Journal of Environmental Management vừa có thông báo gỡ bỏ bài báo quốc tế của nhóm tác giả Việt Nam - Hàn Quốc, được xuất bản hồi tháng 8 năm 2018.
Sputnik
Lý do mà tạp chí này đưa ra là do nội dung bài viết được sao chép từ một bài báo đã xuất bản trước đó 2 năm trên tạp chí Bioresource Technology.
Trong khi đó, đại diện nhóm tác giả, PGS.TS. Bùi Xuân Thành khẳng định cả 2 bài báo trên cùng là nghiên cứu về vi tảo và đều là kết quả nghiên cứu do nhóm của ông thực hiện từ năm 2014 đến nay.

Nội dung bài viết được sao chép

Tạp chí Journal of Environmental Management thuộc Nhà xuất bản Elsevier mới đây đã có thông báo về việc gỡ bỏ bài báo quốc tế của nhóm tác giả Việt Nam - Hàn Quốc, được xuất bản hồi tháng 8 năm 2018.
Thông báo nêu rõ, bài báo được gỡ bỏ theo yêu cầu của Tổng biên tập sau khi phát hiện nội dung bài viết được sao chép từ một bài báo đã xuất bản trước đó 2 năm trên tạp chí Bioresource Technology.
Journal of Environmental Management cho hay, một trong những điều kiện để nộp bài báo xuất bản là các tác giả phải tuyên bố rõ ràng rằng bài báo đó chưa từng được xuất bản trước đây, cũng như không đang được xem xét để xuất bản ở nơi khác. Bài báo bị gỡ bỏ của nhóm tác giả nói trên thể hiện sự lạm dụng hệ thống xuất bản khoa học.
Thông báo nhấn mạnh, cộng đồng khoa học có quan điểm rất mạnh mẽ về vấn đề này, đồng thời phía tạp chí cũng gửi lời xin lỗi tới độc giả khi vấn đề này đã không được phát hiện trong quá trình gửi bài.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tác giả sách về chiến tranh Iraq dự báo kết cục thất bại của LLVT Ukraina
Theo thứ tự đứng tên trên bài báo nói trên, nhóm tác giả của bài báo này báo gồm:
1. Võ Hoàng Nhật Phong, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Thời điểm đăng bài, tác giả Võ Hoàng Nhật Phong là nghiên cứu sinh tại University of Technology Sydney, Úc
2. Bùi Xuân Thành, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM;
3. Nguyễn Thanh Tín, Trường Đại học Duy Tân. Thời điểm đăng bài, tác giả Nguyễn Thanh Tín là nghiên cứu sinh tại Gwangju Institute of Science and Technology, Hàn Quốc
4. Nguyễn Đình Đức, Đại học Kyonggi, Hàn Quốc;
5. Đào Thanh Sơn, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM;
6. Cao Ngọc Đan Thanh, Trường ĐH Duy Tân. Thời điểm đăng bài, tác giả Cao Ngọc Đan Thanh là nghiên cứu sinh tại National Taipei University of Technology, Đài Loan
7. Võ Thị Kim Quyên, Trường Đại học Duy Tân. Thời điểm đăng bài, tác giả Võ Thị Kim Quyên là nghiên cứu sinh tại Myongji University, Hàn Quốc.
Đáng chú ý, 2 người trong số 7 tác giả nói trên là Nguyễn Thanh Tín và Bùi Xuân Thành cũng đứng tên cùng với 3 tác giả khác trong một bài báo đăng trên tạp chí Bioresource Technology năm 2016, có nội dung giống bài báo bị Journal of Environmental Management gỡ bỏ.

Đại diện nhóm tác giả lên tiếng

Trao đổi với báo Tuổi trẻ về vụ việc, PGS.TS. Bùi Xuân Thành (Trưởng Bộ môn Khoa học và công nghệ nước, khoa Môi trường và tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM), tác giả liên hệ (corresponding author) của bài báo, cho biết hai bài báo nêu trên cùng là nghiên cứu về vi tảo và đều là kết quả do nhóm nghiên cứu của ông thực hiện từ năm 2014 đến nay.
Kì thủ nhí đưa Việt Nam lên vị trí số 1 tại Giải vô địch trẻ cờ vua nhanh và chớp thế giới 2023
"Tôi là giáo viên hướng dẫn, đưa ra ý tưởng, tìm kinh phí... Tên bài báo, nội dung, tính mới của cả hai bài là khác nhau", ông Thành cho hay.
Theo ông, việc trùng lặp một phần trong 2 bài báo là do hình mô tả bể phản ứng, một số dữ liệu trong thí nghiệm. Những dữ liệu này sử dụng cùng một hệ bể phản ứng với các điều kiện thí nghiệm. Các dữ liệu này đều cần thiết cho cả 2 bài báo.
Cũng theo ông, trong bài báo bị gỡ xuống, phần nội dung thảo luận cho kết quả nghiên cứu và các tài liệu tham khảo là rất khác so với bài đã đăng trước đó. Hệ thống kiểm tra độ trùng lặp kết quả xác nhận mức độ trùng lặp chỉ khoảng 2%.
PGS.TS Bùi Xuân Thành cho biết thêm, từ tháng 3/2019, ông đã nhận được email của ông Berrin Tansel, Tổng biên tập (EIC) cũ của tạp chí Journal of Environmental Management, yêu cầu làm rõ vấn đề này.
Ngày 15/3/2019, ông Thành đã phản hồi lại yêu cầu của EIC. Sau đó, tạp chí này không có ý kiến gì thêm và bài báo vẫn được giữ trên tạp chí. Đến tháng 12/2022, ông Raf Dewil, Tổng biên tập mới của tạp chí, một lần nữa hỏi lại nội dung nghiên cứu giải trình năm 2019. Ông Thành phải tiếp tục gửi email phản hồi vào ngày 12/12/2022 tới ông Raf Dewil.
"Khi phản hồi lần sau, tôi vẫn khẳng định đây là kết quả nghiên cứu của nhóm, không đạo văn. Việc tôi dùng lại một phần kết quả nghiên cứu trước đó của mình để biện luận cho kết quả mới có thể được cho là phạm lỗi. Có thể quan điểm của tổng biên tập mới khác người tiền nhiệm nên họ retracted bài báo. Tôi là tác giả chính của bài báo, là người hoàn toàn chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho ai", PGS.TS Bùi Xuân Thành khẳng định.
Thảo luận