Giữa "bão" thiếu điện, một nhà máy thủy điện bị mang ra đấu giá

HÀ NỘI (Sputnik) - BIDV mới đây đã thông báo bán đấu giá khoản nợ của 2 khách hàng doanh nghiệp là Công ty CP Thủy điện Đức Nhân Đắk Psi và Công ty TNHH Hoàng Nhi. Giá khởi điểm đưa ra là hơn 914 tỷ đồng, giảm 102 tỷ so với lần trước.
Sputnik
Đáng chú ý, theo Zing, tài sản bảo đảm cho khoản nợ bao gồm nhiều bất động sản gồm: Nhà máy thủy điện Đắk Psi công suất 18MW; Nhà máy sản xuất VLXD tại khu công nghiệp Trà Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; cùng với nhiều bất động sản là nhà và đất tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum, thuộc sở hữu của ông Hồ Sỹ Thái, ông hồ Sỹ Đức, ông Đỗ An Tân, bà Huỳnh Thị Kim Yến, bà Nguyễn Mai Sương, bà Hồ Thị Yến.
Ngoài ra, khoản nợ này còn được bảo đảm bởi nhiều máy móc thiết bị, xe chuyên dùng, ôtô các loại như Toyota Camry, Toyota Fotuner, máy đào, máy lu, máy san, xe tải ben...
Siêu phẩm "Lửa Thiêng" của ông Trịnh Văn Quyết sẽ sớm được đấu giá
Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo còn là quyền đòi nợ Công ty CP thủy điện Nước Chè số tiền hơn 250 triệu đồng và 17,86 triệu cổ phiếu Công ty CP thủy điện Đức Nhân - Đăk Psi (chưa niêm yết) và 24,541 triệu cổ phiếu Công ty CP thủy điện Nước Chè (chưa niêm yết). Số cổ phiếu này do ông Hồ Sỹ Thái sở hữu.
Theo đó, BIDV công bố giá khởi điểm bán đấu giá khoản nợ trong lần rao bán thứ hai là 914, 6 tỷ đồng; giảm hơn 100 tỷ đồng so với mức giá lần rao bán đầu tiên (1.016 tỷ đồng)
Ông Hồ Sỹ Thái (sinh năm 1973) từng là người đại diện pháp luật cho Công ty Cổ phần Thủy điện Đức Nhân Đắk Psi và cũng từng giữ vai trò Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật cho Công ty Cổ phần Thủy điện Nước chè.
Ngoài 2 công ty Đức Nhân Đắk Psi và Hoàng Nhi nói trên, ông Hồ Sỹ Thái cũng từng là đại diện pháp luật cho một số công ty trong lĩnh vực xây dựng, thủy điện ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam như: Vật liệu xây lắp Gia Lai, Vật liệu xây lắp Thái Duy (đã tạm dừng hoạt động).
TP.HCM muốn đấu giá lô đất Thủ Thiêm lần thứ 4
Tuy nhiên, hồi tháng 9/2020, ông Thái bị công an tỉnh Quảng Nam bắt giữ về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vật liệu nổ không có nguồn gốc để phục vụ quá trình thi công công trường tại khu vực thủy điện Nước Chè.
Đây không phải là dự án thủy điện duy nhất dính nợ xấu trong thời gian qua. Trước đó, hồi tháng 5, BIDV chi nhánh Gia Lai cũng đấu giá lần thứ 11 dự án Nhà máy thủy điện Tân Thượng thuộc địa phận xã Tân Lâm, huyện Di Linh và xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng do Công ty CP năng lượng Tân Thượng làm chủ đầu tư.
Dự án này có giá khởi điểm hơn 325 tỷ đồng, giảm 133 tỷ đồng so với lần đấu giá thứ nhất hồi tháng 11/2021. Dự án thủy điện Tân Thượng có công suất thiết kế 22 MW, sản lượng điện 108 triệu kWh/năm với tổng số vốn đầu tư 918 tỷ đồng, với nhà thầu chính là Công ty CP đầu tư và xây dựng Sông Đà 9.
Thảo luận