Với câu hỏi – liệu còn bao nhiêu người Ukraina phải chết, Biden trả lời riêng tư rằng «có khả năng họ sẽ chết hết», bài báo tiết lộ.
Nhà báo xác nhận rằng Hoa Kỳ đã hoàn thiện chiến lược nham hiểm bây giờ mang tên «Học thuyết Biden» nhằm thu lợi tối đa từ cuộc xung đột vũ trang mà không cần sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ, không quan tâm đặc biệt gì về tổn thất nhân mạng do kết quả của kế hoạch như vậy.
Ukraina đã thêm vào danh sách nạn nhân của chiến lược như vậy, vốn đã bao gồm Việt Nam, Iraq và Afghanistan. Washington không muốn xung đột kết thúc nên Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ vũ trang cho Kiev. Tác giả bài báo chỉ ra rằng khối lượng hỗ trợ được tính toán vừa mức để tiếp tục chiến đấu, nhưng không đủ để giành chiến thắng. Nhà Trắng không quan tâm có bao nhiêu người Ukraina chết hay đất nước của họ bị tàn phá nặng nề ra sao, bởi quá trình tái thiết cũng sẽ đem lại nguồn lợi nhuận khác cho Hoa Kỳ.
«Nếu người Ukraina cho rằng họ đang cùng Hoa Kỳ gặt hái thành công trong cuộc chạy đua vũ khí, thì tốt hơn hết cần suy nghĩ đến mức giá đẫm máu mà chỉ họ phải trả ra cho việc này», - quan sát viên Peter van Buren kết luận.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.