Việt Nam: Thị trường tiềm năng cho mặt hàng xa xỉ?

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo dữ liệu từ Statista, ngành công nghiệp xa xỉ của Việt Nam được thiết lập để tăng trưởng đáng kể, với doanh thu dự kiến là 957,2 triệu USD vào năm 2023. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến là 3,23% cho đến năm 2028.
Sputnik
Hoa Kỳ hiện đang đứng vị trí đầu bảng về doanh thu hàng hóa xa xỉ, với doanh thu hàng năm lên tới 75 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam đang thu hút giới người tiêu dùng giàu có và nổi lên như một vùng đất tiềm năng cho các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng.

Thị trường xa xỉ mới nổi

Trao đổi với Sputnik, chị Đào Thùy Trang, Giám đốc Marketing một tập đoàn tại Hà Nội, cho biết, chị chọn sử dụng hàng hiệu vì chất lượng và mẫu mã bền vững với thời gian.

“Đồ hiệu tôi sở hữu thường là túi xách, giày dép và quần áo. Các hãng yêu thích của tôi là Louis Vuitton, Gucci. Tôi chọn đồ hiệu vì chất lượng tốt, mẫu mã tinh tế. Số tiền mình bỏ ra mua tương xứng với chất lượng sản phẩm”, chị Thùy Trang cho biết.

Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,3% vào năm 2023, và chủ yếu được thúc đẩy bởi mức tiêu dùng ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu.
“Ông trùm” hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn đề xuất hướng phát triển cho du lịch Việt Nam
Trong báo cáo của Boston Consulting Group và Nielsen, nhóm nhân khẩu học này đã mở rộng từ 15 triệu vào năm 2016 lên ước tính khoảng 33 đến 44 triệu người.
Phân tích với Sputnik, Lương Nguyễn, chuyên gia nghiên cứu thị trường độc lập, cho biết nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức, hầu hết người dân trên thế giới đều bị ảnh hưởng.

“Cần lưu ý rằng, số đông này đa phần là người có thu nhập thấp và trung bình. Trong khi đó, khách hàng mục tiêu của thị trường hàng xa xỉ là người có thu nhập cao hoặc rất cao. Tầng lớp này không bị ảnh hưởng nhiều, do đó họ vẫn sống tốt”, chuyên gia trên cho biết.

Tập đoàn của 'Vua hàng hiệu' Việt Nam đạt doanh thu hơn 13 tỷ đồng/ngày

Trẻ hóa phân khúc dùng đồ hiệu?

Trong thời gian vừa qua, thị trường Hà Nội đã ghi nhận sự xuất hiện của các thương hiệu cao cấp có thể kể đến như Dior, Louis Vuitton, Tiffany & Co. hay Berluti,… Điều này cho thấy, số lượng người có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm xa xỉ ngày càng tăng.

“Theo quan sát của tôi, nhu cầu dùng đồ hiệu của người Việt Nam ngày càng cao. Đa số khách hàng có suy nghĩ là muốn sở hữu món đồ xa xỉ đó khi thấy người khác dùng mà thấy đẹp. Vì thế, tôi bán được nhiều sản phẩm theo xu hướng. Có sản phẩm ra mắt cả năm trời không ai hỏi, nhưng bỗng nhiên một người nổi tiếng dùng và post lên mạng xã hội thì y như rằng sản phẩm đó trở thành xu hướng”, Minh Hải, một chủ cửa hàng bán đồ hiệu online trao đổi với Sputnik.

Tại Việt Nam, xu hướng người trẻ, đặc biệt là Gen Z, sử dụng đồ hiệu ngày càng nhiều. Ngoài nguyên nhân chính thu nhập tăng hơn so với thế hệ trước, sử dụng đồ hiệu còn giúp Gen Z tự tin hơn.

“Về mặt tích cực thì đây là một tín hiệu tốt, khi các bạn trẻ có nhận thức cao hơn về việc trân trọng chất xám của nhà thiết kế. Kinh tế của cá nhân và gia đình các bạn cũng dư giả hơn để có thể chi trả cho các món đồ hiệu. Mua sắm hàng hiệu cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đang đóng thuế nhiều hơn. Nhìn chung sẽ có lợi cho nền kinh tế”, Nguyễn Khánh Linh, Marketing Excutive tại Hà Nội chia sẻ với Sputnik.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ở Nga đã nói về video của Louis Vuitton, trong đó Ukraina nhìn thấy sự ủng hộ cho chiến dịch quân sự
Ralph Lauren, Loro Piana, Loewe, Maxmara, Ermanno Scervino… là một số brand đồ hiệu yêu thích của Khánh Linh. Theo cô, không phải cứ là đồ hiệu cao cấp thì sẽ bền, đẹp và được hoàn thiện hoản hảo, nhưng phần lớn chúng đều được sản xuất từ những nguyên liệu cao cấp, với đường may, form dáng sắc nét.

“Tôi mua hàng hiệu vì yêu thích thời trang. Đồ hiệu thiết kế đẹp, chất lượng tốt. 30% xu hướng mua hàng hiệu hiện nay là theo trend. Chi phí cho các món đồ hiệu là do tôi tự kiếm”, anh Minh, nhà thiết kế thời trang tại TP. HCM đồng quan điểm với Khánh Linh.

Đồ hiệu: Con dao hai lưỡi?

Theo một báo cáo về thị trường hàng xa xỉ từ công ty theo dõi dữ liệu thị trường Bain & Co. cho biết Gen Y, hay còn được biết tới là thế hệ millenials và Gen Z chiếm toàn bộ tăng trưởng của thị trường hàng xa xỉ toàn cầu trong năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lưu ý.

“Việc mua đồ hiệu có thể gây nghiện và vô hình trung tạo nên áp lực đồng trang lứa với các bạn trẻ. Bạn A có Birkin, thì bạn B cũng FOMO thêm chiếc Kelly. Nếu các bạn có điều kiện kinh tế hoặc bố mẹ các bạn hoàn toàn có khả năng chi trả thì không có gì đáng nói. Nhưng nhiều bạn trẻ ngày nay sẵn sàng mua đồ Super Fake, nợ credit, vay lãi cao hay bất chấp đi làm sugarbaby để có tiền thoả mãn ham muốn của bản thân”, Nguyễn Khánh Linh, Marketing Excutive tại Hà Nội, nhấn mạnh.

Gần đây, sự phát triển của các thương hiệu khách sạn cao cấp và căn hộ có thương hiệu tại Việt Nam như Four Seasons, Fairmont, Waldorf Astoria hay Ritz Carton hứa hẹn sẽ mang tới lượng du khách ở phân khúc tầm cao tới du lịch và mua sắm, từ đó thu hút sự chú ý của các nhãn hàng.

“Thị trường đồ hiệu tại Việt Nam hiện phát triển hơn Thái Lan. Nếu so với Singapore thì chưa bằng. Singapore là thị trường hàng hiệu từ rất lâu do nền kinh tế phát triển, nhu cầu đồ xa xỉ đủ nhiều để các nhãn hàng đặt cửa hàng tại đó”, Minh Hải cho biết.

Thảo luận