Freelance không còn hấp dẫn?
“Nền kinh tế tại thời điểm này đang khó khăn, khiến số lượng công việc freelance giảm. Mặc dù không thuộc các công việc “hot” như IT hay design, nhưng sự suy giảm của nền kinh tế có ảnh hưởng nhất định đến công việc của tôi”.
“Tuy nhiên, sau dịch thị trường freelance đã bị bão hòa, việc ít nên các freelancer phải cạnh tranh để có được việc tốt”, anh Nam cho biết thêm.
“Kinh tế hồi phục sau đại dịch, mở rộng nhiều cơ hội cho mọi lứa tuổi trên nhiều lĩnh vực. Giãn cách xã hội đã vô tình đào tạo, nâng cấp khá nhiều kỹ năng làm việc độc lập, làm việc từ xa cho mảng công việc không cần quá nhiều tương tác với đồng nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các tác vụ lẻ để thuê ngoài với giá thành hợp lý và thời gian linh hoạt”, Thư cho hay.
Quay trở lại văn phòng
“Tôi đang có ý định quay lại vì đơn giản kinh tế hiện nay bị ảnh hưởng. Freelance hiện nay không còn ở thời kỳ đỉnh cao như trước nữa. Mặc dù ngành của mình không bị ảnh hưởng nhiều nhưng tôi thấy không còn đủ việc để duy trì cuộc sống như trước đây”, Hoàng Nam, chuyên gia tư vấn tâm lý độc lập chia sẻ với Sputnik.
“Cái này xuất phát từ nhu cầu cá nhân do mong muốn được cân bằng hơn trong đời sống lao động. Sau một khoảng thời gian dài, đặc biệt COVID-19, tôi cảm thấy độ tập trung công việc và khả năng quản lý năng suất ngày càng giảm do dễ bị phân tán bởi các yếu tố khác”.
“Tôi muốn quay về nhịp sống văn phòng để có điểm cân bằng công việc, thời gian, tính kỷ luật mạnh. Bên cạnh đó, quay lại văn phòng cho mình thêm thử thách về quản trị thời gian để cân đối việc kinh doanh riêng và công việc tại văn phòng. Đây còn là thử thách mới thú vị vì từ ra trường, tôi làm việc văn phòng với tâm thế một tân binh non nớt. Bây giờ quay trở lại với phiên bản nâng cấp hơn, biết đâu sẽ khai phá được nhiều khả năng hơn”, Thư nói.
Con đường quay lại có màu hồng?
“Ưu điểm của nhóm lao động này là có nhiều kinh nghiệm, va vấp thực tế nên thường mang tới luồng gió mới, tư duy mở cho những người đang làm việc trong tổ chức. Tuy nhiên, freelancer có xu hướng mong muốn áp dụng/áp đặt kiến thức và mô hình mình đã quen thuộc vào tổ chức mới. Khó thích nghi khi freelancer đã quen làm tự do, giờ đây phải bó buộc giờ giấc, kỷ luật và cơ cấu tổ chức. Nhà tuyển dụng cũng lo ngại về xu hướng không gắn bó lâu dài, không hòa nhập với đồng nghiệp”, bà Trần Thanh Bình*, nhân sự cấp cao một ngân hàng quốc tế trao đổi với Sputnik.
“Tôi thấy điểm khó khăn hơn cả là khả năng tương tác với văn hoá doanh nghiệp cùng đồng nghiệp trong những tác vụ liên hoàn và đóng gói nhiệm vụ vào đúng deadline/giờ/ngày mà sếp ấn định thay vì được tự do thoả thuận như trước kia mới là khó nhằn nhất”.
“Một fresher (người mới ra trường) có khoảng 2 năm kinh nghiệm, cởi mở cầu tiến thì sau 6 tháng làm việc hoàn toàn có thể bù đắp và ngang hàng một người 6 năm kinh nghiệm. Khả năng thích nghi cao hơn, kiến thức cập nhật hơn, lương trả thấp hơn và ít đòi hỏi và họ có động lực lớn để cống hiến cho tổ chức.Ngoài ra, đối với các vị trí backoffice thì ưu tiên tuyển fresher; còn với vị trí sales, chúng tôi hoan nghênh cả freelancer và fresher”.
“Do có kinh nghiệm và từng giữ các vị trí cao nên tôi tự tin ứng tuyển vào các vị trí hiện có”, anh Nam nhấn mạnh.
“Tôi nghĩ mình có đủ tự tin với khả năng của bản thân để tìm được vị trí phù hợp. Tôi sẵn sàng ứng tuyển vị trí thấp hơn để có trải nghiệm, học hỏi cũng như có cơ hội chứng minh bản thân. Miễn đó là công việc có phân nhiệm rõ ràng khiến tôi thực sự cảm thấy thích thú và có thể cống hiến, trao đổi giá trị”.