Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
"Indonesia nên có những kỳ vọng rõ ràng về mức độ mà BRICS có thể được sử dụng như một bệ đỡ giúp củng cố ảnh hưởng của đất nước trên trường quốc tế. Ví dụ, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á, Indonesia có thể sử dụng vị thế của mình để phát triển hợp tác khu vực trong khuôn khổ BRICS, để thúc đẩy các vấn đề quan trọng như thương mại tự do, phát triển bền vững, hợp tác năng lượng và cơ sở hạ tầng. Nhờ đó Indonesia có thể đóng vai trò tích cực và mang tính xây dựng trong việc tác động đến chính sách của BRICS và củng cố vị thế của đất nước ở cấp độ toàn cầu", - chuyên gia Geni Rina Sunaryo nhận xét.
"Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, BRICS thậm chí còn vượt trội so với Nhóm Bảy nước (G7), bao gồm các nền dân chủ phát triển - Hoa Kỳ, Anh, Canada, Đức, Pháp, Ý và Nhật Bản. Theo dữ liệu của IMF, đến năm 2022, tổng GDP của khối BRICS sẽ lên tới 22,5 nghìn tỷ USD, vượt quá tổng GDP của G7, trong cùng năm sẽ lên tới 21,4 nghìn tỷ USD", - chuyên gia luư ý.