Bangladesh được gì khi gia nhập BRICS?

MATXCƠVA (Sputnik) - Việc gia nhập liên minh BRICS sẽ có lợi cho Bangladesh, đất nước có thể hưởng lợi cả về tài chính và phát triển cơ sở hạ tầng, PGS-TS Geeta Kochhar từ bộ môn Quan hệ Quốc tế của Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi nói với Sputnik.
Sputnik

"Đối với Bangladesh, việc gia nhập BRICS sẽ có lợi, vì nước này có thể nhận được lợi ích cả về tài chính cũng như trên bình diện phát triển cơ sở hạ tầng. Đất nước này cũng có thể có các hiệp định thương mại thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế, điều mà Thủ tướng Sheikh Hasina lưu ý", - PGS-TS Kochhar tuyên bố.

Bà Kochhar cũng lưu ý rằng Bangladesh mong muốn tham gia hiệp lực tích cực hơn với các nền kinh tế của khối.

"Mối quan hệ Trung Quốc-Bangladesh đang phát triển nhanh chóng; còn quan hệ giữa Ấn Độ và Bangladesh rất ổn định. Hiển nhiên Bangladesh mong muốn tương tác tích cực hơn với các nền kinh tế của khối khu vực mới nổi", - nữ chuyên gia nói.

Bangladesh chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS

Xu hướng của các nước châu Á

Bà Geeta Kochhar lưu ý rằng việc hàng loạt nước quan tâm đến việc gia nhập BRICS có thể cho thấy xu hướng đoàn kết của các quốc gia châu Á.

"Tôi nghĩ đã có lúc thế giới gần như gạt bỏ BRICS do tăng trưởng âm của nền kinh tế Brazil và Cộng hoà Nam Phi. Ngày nay chúng ta đang thấy các nền kinh tế phát triển nhanh như Bangladesh xin gia nhập BRICS, cùng với nhiều nước khác chẳng hạn như Saudi Arabia v.v…" - bà nói.

"Thực tế này chứng tỏ rằng vị thế độc quyền của đồng USD sẽ vấp phải vấn đề ở châu Á, còn các nước ở châu lục này sẽ có khả năng liên kết và hội nhập vào xu thế toàn cầu là chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là ở một số thời điểm, cần phải lựa chọn quyền lực khu vực. Về thực chất có nghĩa là sẽ gia tăng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ để giành thế thượng phong trong khu vực", - PGS-TS Kochhar nhận xét.

Thảo luận