Du học sinh Việt về nước liệu còn cơ hội phát triển?

HÀ NỘI (Sputnik) - Du học giờ không còn mới đối với sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều năm học tập, nhiều du học sinh lựa chọn trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học. Nhưng cũng không ít người lựa chọn định cư ở nước ngoài để phát triển sự nghiệp.
Sputnik

Du học và không trở lại

Khi lựa chọn du học nước ngoài, các du học sinh được tiếp cận nền văn hóa mới, con người mới và tích lũy nền tiên tiến giúp làm giàu vốn kiến thức của mình. Những ưu điểm của việc ở lại nước ngoài làm việc đối với sinh viên Việt Nam là gì?
Chia sẻ với Sputnik, Phương Anh, du học sinh mới tốt nghiệp Đại học tại Hoa Kỳ, cho biết:

“Theo tôi, có hai ưu điểm lớn nhất cho việc ở loại nước ngoài: lương khởi điểm cao hơn và cơ hội được nhận training theo hệ thống nước ngoài. Tuy nhiên, gần đây chi phí ăn ở các nước tăng cao trong khi lương vẫn giữ nguyên nên việc ở lại một mình sẽ khó khăn hơn việc quay lại nước và sống với gia đình. Ưu điểm quan trọng nhất cho việc làm việc ở nước ngoài là cơ hội học hỏi và làm việc trong môi trường quốc tế và tích lũy kinh nghiệm”.

Trường Việt Nam thụt lùi trên bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2023
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra rằng, liệu các sinh viên Việt Nam ở lại nước ngoài làm việc sau khi kết thúc quá trình học có phải là hiện tượng “chảy máu chất xám”. Về vấn đề này, Phương Anh nhận định:

“Tôi nghĩ đây là chảy máu chất xám. Do các nguồn nhân lực cấp cao hầu như đều muốn ở lại làm việc nước ngoài thay vì về nước cống hiến cho nền kinh tế của nước nhà. Những cống hiến của họ sẽ có lợi cho các nước khác thay vì nước nhà”.

Sinh viên đến từ Việt Nam: "Tôi muốn trở thành cầu nối giữa Nga và Việt Nam"

Nỗi lo tái hòa nhập

Sau thời gian dài sống và học tập tại nước ngoài, một bộ phận không nhỏ du học sinh Việt Nam gặp khó khăn thích nghi lại với xã hội Việt Nam.

“Khi về Việt Nam, tôi hơi bị shock văn hóa do mọi thứ phát triển nhanh quá, nhất là dịch vụ”, anh Vũ Nhật Quang, cựu du học sinh Ý chia sẻ với Sputnik.

Đặc biệt đối với nhóm du học sinh sau Đại học, họ còn phải đối mặt với vấn đề “cơm áo” do các mối quan hệ công việc trong thời gian du học nước ngoài bị “bỏ dở” hoặc “không thể chăm sóc”.

“Khoảng thời gian du học không quá lo về tài chính do còn học bổng và làm thêm. Quay trở lại Việt Nam, hầu hết các mối quan hệ công việc trước đây không còn hoặc thay đổi. Tôi phải xây dựng network từ đầu, khá vất vả”, anh Tuấn Anh, cựu du học sinh Hà Lan cho biết.

Thống đốc Hiroshima muốn nhận thêm người Việt sang học tập, làm việc
Cũng theo anh Tuấn Anh, ở lại nước ngoài làm việc phụ thuộc vào quyết định, kinh nghiệm sống của mỗi du học sinh nhưng bất kỳ mối quan hệ xã hội hay công việc nào cũng cần được đầu tư.

“Nếu du học vào lúc 20 tuổi thì học xong tôi sẽ về nước do kinh nghiệm sống chưa có quá nhiều. Nhưng điều này sẽ khác khi tôi học thạc sỹ hoặc tiến sĩ sau 25 tuổi, nếu gặp cơ hội việc làm tốt, tôi sẽ ở lại”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

Vẫn biết đất nước du học là “miền đất hứa” với nhiều sinh viên bởi sau quá trình học tập nhiều năm sẽ mang đến họ nhiều cơ hội mới trong công việc và phát triển bản thân. Tuy nhiên, một số vẫn chọn quay trở về Việt Nam cống hiến.
Nga sẽ giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Trao đổi với Sputnik, Viết Chính, sinh viên Trường Đại học Quản lý Nhà nước (GUU) tại Moskva, Liên bang Nga, cho biết hiện anh đang tập trung học để lấy bằng xuất sắc nhằm tạo thuận lợi khi về nước làm việc.

“Sau khi hoàn thành chương trình Đại học, tôi dự định về Việt Nam làm việc. Môi trường ở Nga chưa đủ gần gũi để xác định gắn bó sau khi học xong. Nếu có đề nghị công việc hấp dẫn ở bên này thì tôi cũng sẽ suy nghĩ. Tuy nhiên, 80% tôi vẫn sẽ về Việt Nam làm việc”, Viết Chính nói.

Việt Nam đã có chính sách khen thưởng Việt kiều tham gia kháng chiến cứu nước hay chưa?

Cần có chính sách thu hút nhân tài linh hoạt

Theo ghi nhận của Sputnik, cộng đồng du học sinh luôn luôn trăn trở là việc ở lại hay trở về Việt Nam để làm việc khi chính sách trong một số lĩnh vực công chưa đủ hấp dẫn, bắt đầu từ mức lương.

“Tôi nghĩ, quan trọng nhất là điều chỉnh chênh lệch giữa lương khởi điểm cho nhân sự. Lương khởi điểm hiện nay ở các công ty khá thấp so với nước ngoài (7-10 triệu), kể cả ở các công ty BIG4 nơi mà bạn phải làm việc rất vất vả. Cộng thêm giá cả leo thang thì việc trụ lại ở thành phố với số lương này khá vất vả”, Phương Anh, du học sinh mới tốt nghiệp Đại học tại Hoa Kỳ, đề xuất.

Tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng: Việt Nam quy định mức lương mới
Bên cạnh đó, có sự chênh lệch thu nhập khá lớn giữa người nước ngoài và người Việt Nam, đặc biệt là du học sinh sau khi về nước làm việc. Mặc dù, hai bên đều có địa vị học vấn và năng lực tương đồng. Phương Anh, du học sinh mới tốt nghiệp Đại học tại Hoa Kỳ bày tỏ:

“Bây giờ, ngày càng nhiều bạn sinh viên Việt Nam được đi du học và được trang bị với các kỹ năng không kém người nước ngoài nên tôi nghĩ các công ty ở Việt Nam nên bớt “sính ngoại” và đối xử công bằng hơn với tất cả các nhân viên”.

Việt Nam thu hồi kinh phí đầu tư cho du học sinh nhà nước ở lại nước ngoài thế nào?
Về phần mình, anh Vũ Nhật Quang, cựu du học sinh Ý cho rằng, các công ty, tổ chức tại Việt Nam liên kết với nước ngoài nên quảng cáo thu hút du học sinh về nước với đãi ngộ tốt như các nước châu Âu.

“Ví dụ, nếu ứng viên biết 1-2 ngoại ngữ thì được thêm phúc lợi, nâng cao văn hóa doanh nghiệp để môi trường trở nên năng động hơn. Bên cạnh đó, lương thưởng nên được đánh giá theo năng lực chứ không phải theo thâm niên”, anh Nhật Quang nêu quan điểm.

Thảo luận