Cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam

“Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)” - cơ hội tuyệt vời để Việt Nam không chỉ quảng bá những thông tin lạc quan về quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của mình sau đại dịch COVID-19 mà còn là để các doanh nhân nước ngoài thấy được sức hấp dẫn của thị trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Sputnik
Nhận lời mời của Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự “Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14” do WEF tổ chức tại Thiên Tân, Trung Quốc.
Diễn đàn kinh tế thế giới Thiên Tân năm nay thu hút sự tham dự của hơn 1.400 đại biểu là lãnh đạo cấp Thủ tướng/Bộ trưởng của 21 quốc gia và lãnh đạo của 850 tập đoàn, tổ chức toàn cầu.
Đánh dấu cột mốc 15 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc

Điểm nhấn quan trọng nhất

Điểm nhấn quan trọng nhất trong quá trình tham dự của Việt Nam tại “Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14” là cuộc “Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)”. Chủ đề của nó là “Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước”.
“Đây là một sự đặc cách của WEF đối với đoàn Việt Nam bởi đó là hoạt động đối thoại quốc gia duy nhất được WEF tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị năm nay. Việc Thủ tướng Việt Nam được mời chủ trì cuộc đối thoại duy nhất cho thấy Việt Nam được các thành viên WEF và cộng đồng các doanh nghiệp quốc tế đáng giá rất cao”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
Thủ tướng gặp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab tại Trung Quốc
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng lưu ý: Diễn đàn mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam như một hình mẫu về phục hồi kinh tế và đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo cơ hội để trao đổi và bàn thảo về những định hướng, chính sách và môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam.

“Giám đốc điều hành WEF đã nói rằng, WEF mời Việt Nam tham dự Diễn đàn vì Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực và hội tụ nhiều tiềm năng để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu. Đó là một đánh giá cao đối với Việt Nam”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Cơ hội giới thiệu sức hấp dẫn của thị trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

“Đối với phía Việt Nam thì đây là một cơ hội tuyệt vời để Việt Nam không chỉ quảng bá những thông tin lạc quan về quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của mình sau đại dịch COVID-19 mà còn là cơ hội để các doanh nhân các nước thấy được sức hấp dẫn của thị trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Thủ tướng dự phiên toàn thể “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh”
Tại cuộc “Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)”, Thủ tướng Việt Nam đã chia sẻ thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam; nhấn mạnh là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ những tác động của nền kinh tế thế giới, dù trong bối cảnh hết sức khó khăn, Việt Nam đã ứng phó hiệu quả với những rủi ro, thách thức từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh, môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Ông cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Việt Nam cũng thúc đẩy triển khai 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện đồng bộ về pháp luật và thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Những yếu tố này đã tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam - Một hình mẫu về phục hồi kinh tế

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã chia sẻ những định hướng gì?

Tại phiên thảo luận "Đương đầu với các cơn gió ngược: khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh", ông Phạm Minh Chính đã chia sẻ sáu định hướng quan trọng. Đó là:
Tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương.
Khắc phục khó khăn, tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm. Theo đó, các tổ chức và định chế tài chính quốc tế, các nước lớn cần có chính sách khơi thông nguồn lực, kích hoạt các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, đa dạng hóa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt ưu tiên các nước nghèo, nước đang phát triển.
Đưa ra những giải pháp thúc đẩy tổng cung và tổng cầu thông qua các chính sách tiền tệ, tài khóa, tự do hóa thương mại, đầu tư.
Không chính trị hóa các quan hệ kinh tế.
Sớm tìm giải pháp giải quyết các cuộc xung đột.
Tăng cường hợp tác công - tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Những giải pháp ông Phạm Minh Chính đưa ra là cần thiết, quan trọng. Tôi cho rằng đề xuất về việc “không chính trị hóa các quan hệ kinh tế” rất cấp thiết trong tình hình địa chính trị thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
Thảo luận