Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Việt Nam học kinh nghiệm của châu Âu và Trung Quốc

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất lập Tổ công tác xây dựng đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, với nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng Đề án trình Chính phủ, Quốc hội và Bộ Chính trị.
Sputnik
Bộ đề xuất Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm tổ trưởng tổ công tác; tổ phó thường trực là Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; 2 tổ phó còn lại do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đảm nhiệm.
Đáng chú ý, để chuẩn bị tốt nhất cho dự án đặc biệt quan trọng này, Bộ đã tổ chức đoàn công tác đi học hỏi kinh nghiệm tại một số quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như châu Âu, Trung Quốc.

Đề xuất lập tổ công tác đề án đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ, trong đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (đường sắt cao tốc Bắc - Nam).
Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có quy mô rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước, có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn.

"Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là dự án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Do đó, cần có sự chỉ đạo tập trung từ cấp cao nhất, có quyết tâm chính trị mạnh mẽ", - Bộ GTVT nhấn mạnh.

Chính vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, cần nghiên cứu dự án một cách hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, nhằm lựa chọn phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật (công nghệ, tốc độ khai thác, đối tượng phục vụ...).
Việt Nam - Trung Quốc nghiên cứu phát triển đường sắt tốc độ cao khổ tiêu chuẩn
Bên cạnh đó, dự án cần có mô hình khai thác hợp lý, trên cơ sở phù hợp với xu thế phát triển quốc tế, điều kiện thực tế của Việt Nam, bảo đảm tầm nhìn chiến lược, dài hạn.
Bộ Giao thông Vận tải hiện đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước; đồng thời, thực hiện kết luận số 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt.
Đặc biệt, Bộ đã tổ chức đoàn công tác đi học hỏi kinh nghiệm tại một số quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như châu Âu, Trung Quốc để cập nhật, bổ sung hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Để có đầy đủ cơ sở khoa học và đảm bảo khách quan, Bộ Giao thông Vận tải sẽ huy động tư vấn quốc tế có kinh nghiệm để nghiên cứu, hoàn thiện làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2025.
Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác xây dựng đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Thủ tướng là tổ trưởng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là tổ phó thường trực. Còn lại hai tổ phó do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đảm nhiệm.
Tổ công tác còn có các thành viên gồm Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các thành viên Chính phủ; Chủ tịch UBND của 20 tỉnh, thành có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải làm Cơ quan thường trực tổ công tác.
Tổ công tác chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp lớn mang tính tổng thể, liên ngành và chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng đề án.
Cùng với đó, chỉ đạo xây dựng đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trình Chính phủ, Quốc hội và Bộ Chính trị quyết định.
Thủ tướng yêu cầu gỡ khó cho cao tốc Bắc - Nam
Tổ công tác hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi Bộ Chính trị có kết luận về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, hoặc theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hai kịch bản đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Trong dự thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ chở khách, với tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320 km/giờ.
Tổng mức đầu tư dự án ước tính vào khoảng 58,71 tỷ đô la Mỹ, trong đó vốn nhà nước chiếm 80%, vốn tư nhân chiếm 20% tổng mức đầu tư. Phần đường sắt hiện hữu có thể được cải tạo để chở hàng.
Trong khi đó, tư vấn thẩm tra dự án đề xuất kịch bản khác cho dự án, với tốc độ thiết kế tối đa tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là 250 km/h, vừa chở khách và vừa chở hàng. Phần đường sắt hiện hữu sẽ được nâng cấp để chở khách liên vùng và tàu hàng container.
Thảo luận