Tự tin chưa thấy, chỉ thấy tự ti
“Tôi thấy bình thường vì giờ nhu cầu làm đẹp tăng cao, nhất là ở giới trẻ. Điều này cũng có thể do phong trào hoặc do môi trường ai cũng đẹp khiến bản thân cảm thấy tự ti khi không được hoàn mỹ. Công nghệ hiện nay cũng tân tiến hơn nên sẽ làm đẹp và tự nhiên hơn. Đối với tôi, đẹp nhưng cũng phải an toàn, khuôn mặt vốn là thứ không thể giấu đi đâu được”, chị Tâm nhấn mạnh.
“Với ngành nghề của tôi việc PTTM khá phổ biến vì bị áp lực về ngoại hình khá nhiều. Xét theo mặt bằng chung, nếu bạn nào tự ti về ngoại hình sẽ tìm đến PTTM. Đôi khi cũng có trường hợp đã có ngoại hình rồi nhưng các bạn vẫn muốn xinh hơn thì việc PTTM hầu hết theo phong trào”, chị Ánh Trang tâm sự.
“Các bạn trẻ muốn PTTM thì nên cân nhắc kỹ. Bản thân tôi đã tiêm filler và tôi không thích việc đó. Khi khuôn mặt tôi bị thay đổi thì thay vì tự tin hơn thì tôi lại tự ti vì tôi trông không giống mình nữa. Tôi cảm thấy rất phiền lòng về việc đó”, chị Ánh Trang nói.
Mạng xã hội và nỗi lo ‘không đủ đẹp’
“Theo tôi, mạng xã hội nói riêng và internet nói chung, là tác nhân chính dẫn đến việc ngày càng nhiều người trẻ quyết định PTTM sớm. FOMO hiện nay đã phức tạp hơn thông qua việc chính những người có tầm ảnh hưởng đang đi đầu trong việc truyền bá “sự ưu việt của PTTM”. Không thể phủ nhận sự thành công của một vài người nổi tiếng sau khi PTTM. Tuy nhiên, FOMO thời gian gần đây lại được cho là nguyên nhân của nhiều rối loạn tâm lý, hành vi của con người, đặc biệt là giới trẻ”, chuyên gia chỉ ra.
“Áp lực trang lứa (PP - peer pressure) về ngoại hình trên mạng xã hội là có thật. Nó đang mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý con người, đặc biệt là các bạn trẻ. Cụ thể, để có được ngoại hình “chuẩn” theo như tiêu chuẩn về cái đẹp thời đại hiện nay, đôi khi việc luyện tập và ăn uống theo chế độ là không đủ”, vị chuyên gia giải thích.
Làm đẹp có nhận thức
“Họ đánh vào tâm lý “ngon, bổ, rẻ” của người dân, muốn đẹp nhưng kinh tế lại eo hẹp. Bạn không thể lường trước được hậu quả của việc PTTM không an toàn. Khi bạn đã chấp nhận giao cơ thể mình cho cơ sở PTTM thì bạn đã không thể quay lại như ban đầu, đã sai thì không thể sửa lại như trước”, chị Vân Hương (TP HCM) nêu quan điểm với Sputnik.
“Nhu cầu thẩm mỹ thì nhiều nhưng thông tin trên mạng xã hội giờ đây tràn lan. Thậm chí có những thông tin giả hoặc chưa chính xác như nâng ngực bằng sóng RF kích thích cơ và nhiều loại sóng khác. Đây là thông tin lừa dối khách hàng và bệnh nhân có tâm lý sợ phẫu thuật. Khi đến đó, họ sẽ tiêm filler hay silicon vào vòng 1 và dẫn đến hậu quả gây tử vong như trường hợp PTTM trong khách sạn gần đây tại TP HCM”, BS. Đặng Thanh Tuấn nêu rõ.
“Tôi khuyên các bạn hãy đến bệnh viện có uy tín để PTTM. Đặc biệt, phải là các bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép, có đầy đủ trang thiết bị về con người và máy móc đạt chuẩn, đội ngũ y bác sĩ phải được tập huấn thường xuyên để khi xảy ra sự cố có thể cấp cứu kịp thời”, BS. Đặng Thanh Tuấn nhấn mạnh.
“Một điều quan trọng nữa đó là tìm hiểu thông tin về PTTM tại trang web chính thống của các bệnh viện cũng như của bác sĩ phẫu thuật, kỹ thuật PTTM có được cập nhật hay không”.
Mong mỏi của người làm nghề
“Bản thân tôi rất nhiều lần bị các nhóm trên mạng xã hội mạo danh, lừa khách hàng. Hầu hết bệnh nhân bị lừa bởi chi phí phẫu thuật rất rẻ. Chi phí đó là không thể nếu bạn làm tại bệnh viện uy tín. Hơn nữa, các chiêu trò dụ dỗ bệnh nhân bằng phương pháp “ảo” như nâng ngực bằng sóng này sóng kia”, BS. Đặng Thanh Tuấn cho biết.
“Tôi cũng đăng lên trang fanpage của mình và Zalo về việc phân biệt thông tin gìả mạo, tin vào nguồn chính thống và phải nhìn rõ được khuôn mặt bác sĩ. Tôi mong muốn rằng, Bộ TTTT sẽ vào cuộc thanh tra, sàng lọc kỹ và loại bỏ những tài khoản giả mạo các bác sỹ, bệnh viện PTTM nhằm mang lại cho người dân môi trường thông tin chính xác, trong sạch. Đồng thời, các cơ quan chức năng siết chặt hơn việc quản lý cấp phép hành nghề, nhất là đối với PTTM để ngành PTTM nói riêng và ngành Y Việt Nam nói chung ngày càng phát triển”, BS. Đặng Thanh Tuấn mong mỏi.