Theo chuyên gia phân tích Santanu Sengupta của GS, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 57 nghìn tỷ USD sau 52 năm nữa. Vị trí thứ hai thuộc về Ấn Độ với 52,5 nghìn tỷ USD. Đứng thứ ba trong nhóm các nền kinh tế hàng đầu là Hoa Kỳ với 51,5 nghìn tỷ USD. Tổng GDP của khu vực đồng Euro sẽ ở mức 30,3 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Nga không được đề cập trong dự báo.
Theo Sengupta, Ấn Độ có thể đạt được kết quả này nhờ vào lực lượng lao động và sự trau dồi kỹ năng của chính mình. Nhờ đó, Ấn Độ sẽ trở thành đất nước ít phụ thuộc nhất trong số các nền kinh tế khu vực, góp phần làm tăng tiềm năng sản xuất của chính quốc gia đó.
Dự báo của Goldman Sachs cho biết tình hình nhân khẩu học tích cực trong nước sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế. Đi kèm với đó là việc thu nhập của người dân tăng lên và khu vực tài chính sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Sự kết hợp của những yếu tố này sẽ khiến Ấn Độ trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn hàng đầu.
Thủ tướng Modi: Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới
Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết tại phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ rằng Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
"Khi tôi lần đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Thủ tướng, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới. Hiện nay Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ năm. Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Chúng tôi không chỉ lớn mạnh hơn mà còn phát triển phát triển nhanh hơn. Khi Ấn Độ phát triển thì toàn thế giới cũng phát triển", - ông Modi, người đang có mặt ở Mỹ trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước cho biết.