«Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO, các quyết định cần phải đưa ra với sự nhất trí. Họ nói rằng họ không chấp nhận Thụy Điển là thành viên của NATO với lý do nước này bảo vệ các thành viên của nhóm khủng bố và giữ họ ở trong nước. Họ dùng những cách diễn đạt như kiểu «sẽ không bao giờ được là thành viên NATO». Thụy Điển không lùi bước, họ đã đốt thánh kinh Coran của chúng ta – nhưng chính quyền đã không thể hiện phản ứng đầy đủ. Điều gì xảy ra sau đó? Tổng thống Hoa Kỳ Biden gọi điện cho Erdogan và thế là ông ta quay ngoắt 180 độ», - kênh truyền hình NTV dẫn lời ông Kılıçdaroğlu chất vấn tại Quốc hội. NTV.
Đồng thời, chính bản thân ông Kılıçdaroğlu trong chiến dịch tranh cử của mình cũng từng hứa hẹn đảm bảo «qua lại miễn thị thực» với EU trong 3 tháng và chấp nhận cho Thụy Điển và Phần Lan vào NATO.
Yêu sách của Thổ Nhĩ Kỳ với Stockholm là «có cơ sở và hợp pháp»
«Đã rõ là Thụy Điển khăng khăng không chịu tách xa chủ nghĩa khủng bố, hơn thế nữa, Chính phủ Thụy Điển cho phép phá hoại xúc phạm kinh Coran một cách không trung thực, rồi sau đó mới đăng tải những tuyên bố gay gắt dường như là lên án. Bản chất và mục đích của chính sách mở cửa của NATO không thể quan trọng hơn an ninh quốc gia và quyền chủ quyền của chúng ta», - kênh truyền hình dẫn lời chính trị gia.
Ông nêu câu hỏi trong phiên họp Quốc hội, rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cảm thấy thế nào khi một nước tham gia cấu trúc an ninh chung lại chứa chấp những tên khủng bố đe dọa an ninh của Ankara.
Theo lời ông, phải buộc Chính phủ Thụy Điển quay 180 độ so với chính sách và cải cách trước đây.
«Trong mọi trường hợp, quyết định tùy thuộc vào Tổng thống. Quân đội Thụy Điển đang thực sự tham gia các hoạt động của NATO», - chính trị gia nhắc nhở.
Tại cuộc hội đàm với ông Erdogan ở Vilnius, Thụy Điển với tư cách là thành viên Liên minh châu Âu đã đồng ý thúc đẩy quá trình Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố trước đó. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng, về nguyên tắc, vấn đề Thụy Điển gia nhập NATO và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU «không liên quan đến nhau».