“Một siêu cường như Nga cần không gian gần đó để đảm bảo an ninh quốc gia. Đây không phải là điều gì đó đặc biệt, chỉ áp dụng cho quốc gia này: nếu xem xét vấn đề này trong bối cảnh lịch sử, thì tất cả các quốc gia có quy mô như thế đều có khu vực biên giới tự nhiên như vậy”, - chuyên gia giải thích cụ thể.
“Mặc dù ngày nay chúng ta đang nói về máy bay không người lái và tên lửa liên lục địa không cần triển khai để tấn công ở cự ly gần, nhưng điều quan trọng từ quan điểm địa chính trị là các quốc gia xung quanh siêu cường là đồng minh”, - Garcia Contreras khẳng định.
“NATO cũng chịu áp lực từ mỗi quốc gia thành viên của mình, bởi vì cuối cùng mọi thứ liên quan đến hỗ trợ cho Ukraina phải được thảo luận nội bộ trong từng nước và trong nhiều trường hợp, công dân sẽ không muốn trao quyền carte blanche cho các nhà lãnh đạo của họ cho những mục đích này. Ví dụ, Emmanuel Macron vẫn đang bị kéo vào cuộc khủng hoảng chính trị ở Pháp", - ông lưu ý.