Đau ruột thừa, cắt buồng trứng: Bệnh viện Đa khoa Bình Dương lên tiếng

Khi mổ nội soi, kíp mổ nhận thấy ruột thừa bệnh nhân bình thường nhưng tai vòi bị hoại tử, có mủ đục, phải cắt để tránh bị vỡ, viêm phúc mạc. Sau khi liên lạc với người nhà bệnh nhân không được, kíp mổ đã hội chẩn liên khoa để xử trí.
Sputnik
Mấy ngày qua, dư luận cho rằng kíp phẫu thuật của Bệnh viện Đa khoa Bình Dương đã tắc trách khi "bệnh nhân đau ruột thừa nhưng lại cắt nhầm buồng trứng". Vậy thực hư vụ việc như thế nào?

Giải thích của Bệnh viện Đa khoa Bình Dương

Liên quan đến vụ việc, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu ê kip cấp cứu, bác sĩ thăm khám, phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân tường trình toàn bộ sự việc.
Theo đó, vào 15h15 ngày 11/7/2023, bệnh nhân L.T.T. được chuyển viện từ 1 bệnh viện tư nhân trên địa bàn đến Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương với chẩn đoán theo dõi viêm ruột thừa cấp. Khi đó, bệnh nhân có triệu chứng đau bụng quanh rốn và hố chậu phải, theo báo Sức khoẻ & Đời sống.
Qua thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng, cộng với tình trạng đau bụng của bệnh nhân, bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương chẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp, đồng thời giải thích với bệnh nhân và người nhà làm thủ tục báo mổ cắt ruột thừa.
Bệnh nhân sau đó được mổ nội soi. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy vùng hố chậu phải và vùng túi cùng sau của bệnh nhân có mủ đục, tai vòi phải dính vào hố chậu phải đang sưng to có chảy mủ từ loa vòi. Trong khi đó, ruột thừa lại có kích thước bình thường, không sung huyết.
3 bệnh nhân ngộ độc botulinum đã có thuốc giải
Ngay lập tức, kíp phẫu thuật đã mời bác sĩ khoa Sản đến để cùng hội chẩn. Thời điểm này, nhân viên y tế đã liên hệ ngay với người nhà bệnh nhân theo số điện thoại được thân nhân khai trong hồ sơ bệnh án nhưng không liên lạc được.
Đồng thời, phòng mổ cũng phát loa thông báo mời người nhà đến trao đổi thông tin với bác sĩ nhưng cũng không có người đến.
Nhận thấy nếu không xử trí ngay thì sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng vì không thể gây mê kéo dài để người bệnh chờ đợi thêm, ê kíp phẫu thuật đã tiến hành xử trí cắt tai vòi bên phải đang sưng to và chảy nhiều mủ để điều trị triệt để tình trạng nhiễm trùng của người bệnh.
Theo phía bệnh viện, hiện tai vòi (bên trái) và buồng trứng hai bên vẫn trong tình trạng bình thường. Sau mổ, bệnh nhân đã được chuyển đến đến khoa Sản để tiếp tục theo dõi điều trị.
Đại diện kíp phẫu thuật cho rằng, kíp trực nên giải thích kỹ trước và trong, sau khi phẫu thuật cho người nhà bệnh nhân, tránh gây những hiểu lầm không đáng có. Trường hợp không liên hệ được người nhà, phải báo các bác sĩ trực lãnh đạo bệnh viện để có hướng xử trí thích hợp.

Người nhà bệnh nhân phản hồi thế nào?

Trong sáng nay 17/6/2023, tình trạng bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, bụng mềm, ăn uống tốt, vết mổ khô, tiểu được ...
VOV dẫn lời lãnh đạo bệnh viện cho biết, viêm ruột thừa và viêm vòi trứng khi chẩn đoán sẽ có sự lẫn lộn khoảng 30%. Do đó, có thể xảy ra việc bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa nhưng khi mổ thì phát hiện viêm vòi trứng.
Thanh Hoá tiêm vaccine Hexaxim hết hạn cho trẻ: Bộ Y tế lên tiếng
Sau sự việc, bệnh viện đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm và yêu cầu các bác sĩ phải giải thích kịp thời, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu và tránh dùng các từ ngữ chuyên môn sâu với người nhà, bệnh nhân để tránh gây hiểu lầm, lo lắng, bức xúc.
Phía người nhà bệnh nhân cho biết, số điện thoại cung cấp trong hồ sơ bệnh án là của bệnh nhân. Khi đó, bệnh nhân bỏ điện thoại vào giỏ xách nên người nhà không nghe tiếng chuông. Hôm sau mở ra thì thấy có một cuộc gọi nhỡ trong điện thoại nhưng chỉ đổ chuông 1 giây. Trong quá trình bệnh nhân mổ, người nhà ở ngoài phòng mổ chờ nhưng không nghe thấy thông báo.
Thảo luận