“Kissinger đến Trung Quốc với một nhiệm vụ quan trọng. Đầu tiên, ông lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng xung quanh Đài Loan. Ngoài ra, ông có thể có ý khuyến khích Chủ tịch Tập thăm Mỹ. Chúng ta thấy năm tới sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ, dự kiến cả hai đảng sẽ tích cực chỉ tríchTrung Quốc. Các cuộc bầu cử cũng sẽ được tổ chức tại Anh, Nga, Ukraina và Nghị viện châu Âu vào năm tới. Đài Loan cũng không ngoại lệ. Rõ ràng, trong thời gian chuẩn bị cho năm "siêu bầu cử", Kissinger có thể đang cố gắng đưa quan hệ Mỹ-Trung trở lại quỹ đạo trong nửa cuối năm nay và đối thoại chiến lược Mỹ-Trung trở lại hình thức mang tính xây dựng. Có lẽ ông đang tìm cách phối hợp sắp xếp cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập tới Hoa Kỳ vào tháng 11 này trong khuôn khổ tham gia hội nghị cấp cao APEC tại San Francisco. Khi nói đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, những từ như "cắt đứt quan hệ và chuỗi cung ứng", "giảm thiểu rủi ro" thường được nhắc đến. Nhưng dù có gãy xương, gân vẫn giữ được. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ rất bền chặt. Tuy nhiên, vấn đề Đài Loan hay những gì từng là "mối liên kết" hiện đang gặp nhiều vấn đề, vì vậy cần phải có một "liên kết" mới để khôi phục quan hệ Trung-Mỹ. Biến đổi khí hậu là lĩnh vực duy nhất mà Trung Quốc và Mỹ có thể và nên hợp tác. Sự cân nhắc này là lý do cho chuyến thăm Trung Quốc của Kerry. Nếu Trung Quốc và Mỹ thậm chí không thể nói về hợp tác khí hậu, thì tôi e sẽ không còn xa nữa là một sự rạn nứt thực sự trong quan hệ".