‘Vì sống có một lần’
“Mặc dù cắt 30% lương để tiết kiệm nhưng mỗi tháng mình vẫn hết tiền rất nhanh. Khoản tiết kiệm của mình cũng chẳng còn mấy vì cứ thiếu là rút ra tiêu. Mình nghĩ sống chỉ có một lần nên phải làm những gì mình muốn”, Diệu Linh chia sẻ với Sputnik.
“Những lúc săn sale mà hết tiền thì mình dùng thẻ tín dụng để trả cho các đơn hàng đó. Sang tháng mình sẽ thanh toán sau. Nhưng mình hay bị chậm thanh toán hoặc chưa trả hết lần thanh toán trước, mình đã quẹt thẻ cho lần thanh toán sau”.
“Thường nhận lương là tôi cất luôn một khoản để tiết kiệm, chỉ tiêu chỗ còn lại. Nên nếu có hết tiền cuối tháng thì do tháng đó tôi chơi nhiều hơn dự tính. Chắc do stress sẽ dễ tiêu tiền hơn”.
Thẻ tín dụng: Con dao hai lưỡi?
“Người Việt trẻ phần lớn sẽ không quan tâm tới quản lý tài chính cá nhân cho tới khi trải qua những sự cố trong cuộc sống. Ví dụ như thất nghiệp bị động, người thân trong gia đình đi viện và bản thân là người chịu trách nhiệm về tài chính trong hoàn cảnh đó v.v. Tuy nhiên, hiện nay bạn trẻ được tiếp cận với tài chính cá nhân hơn so với thế hệ 7x và 8x, từ đó tận dụng được việc sử dụng thẻ tín dụng trong chi tiêu”, chuyên gia này phân tích.
“Tôi có dùng thẻ tín dụng nhưng luôn trả tất cả vào ngày nhận lương nên không bao giờ để nợ. Thẻ tín dụng khá hữu ích với những tuần cuối tháng mà sắp hết tiền, có thể chi trước rồi trả sau”.
Làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân?
“Một cá nhân chỉ nên đầu tư sau khi đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt cơ bản, cũng như các nhu cầu tích luỹ. Bên cạnh đó, mức độ chấp nhận rủi ro và cân đối lợi nhuận của mỗi người mỗi khác nên việc đầu tư sẽ phải thay đổi tuỳ vào từng cá nhân”, vị chuyên gia cho biết.
“Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về loại hình đầu tư mà mình chọn. Mỗi loại hình đầu tư đều có những đặc điểm riêng. Ví dụ, chứng khoán có lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn. Trong khi đó bất động sản lại có tính thanh khoản thấp, còn trái phiếu doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong việc trả nợ”, ông Long khuyến cáo.