Mỹ hứa giúp Việt Nam tìm kẻ đứng sau vụ khủng bố ở Đắk Lắk

Mỹ không chấp nhận những gì đã xảy ra tại Đắk Lắk. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper lên án vụ tấn công ở Đắk Lắk, cho biết Mỹ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam làm rõ kẻ đứng sau, đặc biệt khi có thông tin về tổ chức đặt trụ sở tại Mỹ.
Sputnik
Ông Marc Knapper cũng nếu ra những thành quả mà hai nước Việt Nam – Mỹ đã đạt được trong các lĩnh vực hợp tác về an ninh, giáo dục, y tế và giải quyết hậu quả chiến tranh, xử lý bom mìn, hỗ trợ nạn nhân dioxin.

Mỹ cam kết hợp tác với Việt Nam điều tra vụ khủng bố ở Đắk Lắk

Tại cuộc gặp báo chí tại Hà Nội hôm 24/7, khi được đề nghị bình luận về vụ khủng bố ở Đắk Lắk diễn ra hồi giữa tháng 6, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định Mỹ phản đối vụ việc, đồng thời cho biết sẽ phối hợp với Việt Nam để tìm ra kẻ đứng sau.
“Tôi xin khẳng định rằng Mỹ không chấp nhận những gì đã xảy ra tại Đắk Lắk, cũng như phản đối bạo lực dưới mọi hình thức. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình những người bị hại, đồng thời lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất với việc sử dụng bạo lực để đạt mục đích", - Đại sứ Marc Knapper nói.
Như Sputnik đề cập, trước đó, theo đánh giá của Bộ Công an Việt Nam, vụ tấn công là hành vi "rất manh động, man rợ, liều lĩnh, mất nhân tính".
Vụ Đắk Lắk: Bắt thêm 3 đối tượng bị truy nã, lực lượng công an được khen thưởng
Làm việc với cơ quan chức năng, các nghi phạm khai "nhận được chỉ đạo nếu gặp cán bộ và công an xã thì giết chết, cướp tài sản, súng đạn". Trong số các bị can, có một người là thành viên của tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập Việt Nam và thực hiện vụ tấn công.
“Mỹ cũng sẵn sàng hợp tác với chính phủ Việt Nam bằng mọi cách cần thiết nhằm làm rõ sự việc và những kẻ đứng sau. Đây là thông điệp được chúng tôi phát đi rất rõ ràng, đặc biệt là khi có thông tin về tổ chức đặt trụ sở tại Mỹ”, - đại sứ Knapper nói thêm.

Tìm ra sự thật kẻ liên quan vụ khủng bố ở Mỹ

Như đã thông tin, ngày 20/6, tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại New York (Mỹ), Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa Bộ Công an, cho biết, liên quan vụ khủng bố tại Đắk Lắk, trong 74 nghi phạm bị bắt có một người là thành viên của tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và thực hiện vụ tấn công.
Đến ngày 30/6, phát biểu với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Đại sứ Knapper nêu rõ, Mỹ phản đối, lên án và không dung túng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào liên quan đến vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra tại Đắk Lắk.
Thế lực ở nước ngoài chỉ đạo vụ Đắk Lắk
Phía Mỹ muốn Việt Nam cung cấp thông tin đến vụ việc và cam kết sẵn sàng hợp tác với Việt Nam bằng mọi phương thức để đưa ra sự thật của mối liên hệ giữa cá nhân, tổ chức nào đó đang ở Mỹ có liên quan đến vụ khủng bố, chống chính quyền nhân dân ở Việt Nam.

Hợp tác Việt-Mỹ về an ninh, giáo dục, y tế và giải quyết hậu quả chiến tranh

Chia sẻ thêm về hợp tác an ninh Việt - Mỹ, Đại sứ Knapper cho biết, hai nước đã đạt được nhiều lợi ích sau 10 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện, trong đó có sự phối hợp ngày càng sâu rộng giữa Bộ Công an Việt Nam với Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan Phòng chống Ma túy Mỹ (DEA).
"Khi tôi tới đây năm 2004, hai nước có một số hình thức hợp tác thực thi pháp luật nhưng không nhiều. Gần 20 năm sau, Mỹ và Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ trong hàng loạt lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, buôn người và buôn bán động vật hoang dã. Hai bên đã xây dựng được quan hệ tin cậy và chủ động trong hợp tác an ninh", - VnExpress dẫn lời Đại sứ Mỹ khẳng định.
Ông cũng ca ngợi những thành tựu mà 2 nước đã đạt được trong 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện. Kim ngạch thương mại song phương đạt gần 140 tỷ USD.
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ, trong khi Mỹ thuộc nhóm 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Vấn đề đất đai ở Đắk Nông bị xuyên tạc, không có chuyện kỳ thị sắc tộc ở vụ Đắk Lắk
“Điều đáng chú ý là đầu tư từ Việt Nam vào Mỹ đang tăng lên, đây là điều gần như không tưởng cách đây nhiều năm”, - ông Knapper lưu ý.
Một điểm sáng trong quan hệ hai nước là việc hợp tác y tế và giáo dục. Mỹ đã đặt văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Hà Nội. Văn phòng được khai trương trong chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Kamala Harris hồi tháng 8/2021.
Hiện có hơn 30.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại Mỹ, đứng thứ 5 trong số những quốc gia có nhiều du học sinh nhất tại nước này.
Mỹ cũng triển khai nhiều dự án giáo dục tại Việt Nam, trong đó có Đại học Fulbright. Nước này còn cử tình nguyện viên đến dạy tiếng Anh trong Chương trình Hòa bình (Peace Corps).
Đại sứ Mỹ cũng đề cập đến việc hai nước phối hợp giải quyết hậu quả chiến tranh, gồm xử lý bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại, hỗ trợ người tàn tật, khắc phục nhiễm độc dioxin và tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh. Điều này phản ánh hiểu biết chung của Mỹ và Việt Nam về tầm quan trọng của quan hệ này.
“Chúng tôi muốn Việt Nam mạnh mẽ, độc lập, thịnh vượng và tự cường. Chúng tôi chia sẻ với Việt Nam những giá trị như tôn trọng thể chế chính trị, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai bên cũng nỗ lực rất nhiều để thúc đẩy thịnh vượng cho người dân, duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, bảo đảm Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương và Biển Đông rộng mở, tự do”, - Đại sứ Knapper nhấn mạnh.
Thảo luận