Thế Giới Di Động giữ hơn một tỷ đôla tiền mặt dù “thủng đáy lợi nhuận”

Thế Giới Di Động hiện đang giữ lượng tiền mặt và gửi ngân hàng cao kỷ lục, lên đến 24.400 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).
Sputnik
Trong nửa đầu năm, Thế Giới Di Động thu về 944 tỷ đồng từ tiền gửi. Con số này đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của công ty thời điểm hiện tại.

Thế Giới Di Động giữ lượng tiền mặt kỷ lục

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã CK: MWG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023.
Báo cáo cũng cho biết, doanh thu thuần của MWG đạt 29.465 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cao hơn gần 9% so với quý trước. Như vậy, Thế giới Di động đã chấm dứt chuỗi 4 quý liên tiếp sụt giảm doanh thu so với quý liền trước.
Thế Giới Di Động hiện đang giữ 24.400 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) tiền mặt và gửi ngân hàng, tăng trên 9.000 tỷ so với đầu năm, trong khi giá trị tồn kho giảm mạnh. Trong đó, có gần 21.000 tỷ đồng là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm để hưởng lãi suất.
Các khoản tiền hiện chiếm hơn 41% tổng tài sản của Thế Giới Di Động. Đây là giai đoạn mà “ông lớn” đầu ngành bán lẻ điện máy tại Việt Nam giữ lượng tiền mặt nhiều nhất kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán, theo VnExpress.
Thế giới Di động sa thải 13.000 nhân viên
Trong báo cáo tài chính mới, Thế Giới Di Động cho biết đang sở hữu 944 tỷ đồng thu nhập từ tiền gửi trong nửa đầu năm, gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.
Con số này đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của công ty khi biên lợi nhuận gộp giảm sâu từ khi triển khai chiến dịch "giá quá rẻ" để cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ cùng ngành.

Thủng đáy lợi nhuận

Tính chung 6 tháng đầu năm, Thế Giới Di Động đạt doanh thu thuần gần 56.600 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, chuỗi điện thoại và điện máy chiếm 41.500 tỷ đồng, tương đương 74%. Phần còn lại là đóng góp từ chuỗi bách hóa, nhà thuốc, đồ dùng mẹ và bé.
Lợi nhuận sau thuế của Thế Giới Di Động ước đạt 39 tỷ đồng, chưa bằng phần lẻ của cùng kỳ. Kết quả này chưa đạt đến 1% mục tiêu lợi nhuận sau thuế 4.200 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp tương ứng đạt 5.441 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ các chi phí, Thế Giới Di Động lãi ròng vỏn vẹn 17 tỷ đồng trong quý 2, giảm 98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cần nhấn mạnh, đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong một quý của doanh nghiệp bán lẻ này kể từ khi lên sàn chứng khoán năm 2014.
Trong tình thế thủng đáy lợi nhuận, Thế Giới Di Động đã có 6 quý liên tiếp ghi nhận lãi ròng sụt giảm so với quý liền trước.
Tuy nhiên, đà giảm lợi nhuận so với quý trước đã chậm lại và ít nhất doanh nghiệp này vẫn còn có lãi trong khi một đối thủ trong cuộc chiến giá rẻ là FPT Retail (FRT) lỗ nặng trong quý 2 vừa qua.
Một tạp chí điện tử lớn của Việt Nam bất ngờ tạm dừng hoạt động

Sức mua giảm sâu

Đầu năm nay, ban lãnh đạo công ty cho biết, sức mua điện thoại và điện máy tại hệ thống giảm sâu hơn dự báo.
Người tiêu dùng có tâm lý thận trọng, trì hoãn trong quyết định chi tiêu đối với các sản phẩm lâu bền và giá trị cao. Điều này đúng cả với nhóm khách hàng trung cao cấp. Xu hướng tiết kiệm chi tiêu còn được bắt gặp ở các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, dược phẩm.
Trong cơ cấu doanh thu nửa đầu năm, chuỗi Thế giới Di động và Topzone đóng góp 13.351 tỷ đồng (tỷ lệ 23,6%) và Điện Máy Xanh mang về 28.228 tỷ đồng (chiếm 49,9%).
Tổng doanh thu 2 chuỗi giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, doanh thu chuỗi Bách hóa Xanh tăng 7% so với nửa đầu năm 2022, đạt mức 13.600 tỷ đồng. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp trong năm 2023 doanh thu từ Bách Hoá Xanh vượt chuỗi Thế Giới Di động.
Dự báo tình hình khó khăn kéo dài có thể kéo dài, Thế Giới Di Động đã ưu tiên duy trì doanh thu và bảo vệ dòng tiền. Công ty đẩy mạnh giảm giá, khuyến mãi nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Tập thể lãnh đạo công ty cho rằng, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng thị phần và thúc đẩy tăng trưởng nhanh khi nhu cầu tiêu dùng hồi phục.
Thảo luận