Vietur và đại gia Nguyễn Bá Dương chắc thắng gói thầu lớn nhất sân bay Long Thành?

Vượt qua 2 liên danh gồm Hoa Lư và CHEC-BCEG-Vietnam Contractors, liên danh nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ Vietur là đơn vị duy nhất đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thi công gói thầu 5.10 nhà ga hành khách sân bay Long Thành trị giá 35.000 tỷ đồng.
Sputnik
Gói thầu 5.10 có 2 vòng mở thầu. Vòng đầu tiên là mở hồ sơ về yêu cầu kỹ thuật, vòng thứ 2 là mở hồ sơ về tài chính. Liên danh Vietur là đơn vị duy nhất trong 3 liên danh dự thầu, đã vượt qua vòng đầu tiên và đang đi đến vòng thứ 2.
Giới quan sát cho rằng, với việc vượt qua nhóm các nhà thầu Việt Nam (liên danh Hoa Lư) và nhóm các nhà thầu Việt Nam – Trung Quốc (CHEC-BCEG-Vietnam Contractors) để vào vòng 2, liên danh Vietur đã nắm chắc phần thắng, trúng thầu gói 5.10 sân bay Long Thành.

Vietur là nhà thầu duy nhất vượt qua vòng 1

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - chủ đầu tư dự án thành phần 3, dự án Đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành giai đoạn 1 vừa công bố danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thi công gói thầu 5.10 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Liên danh Vietur do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng ICISTAS thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu cùng với nhóm các nhà thầu Việt Nam, trong đó có ông Nguyễn Bá Dương, là đơn vị duy nhất được nêu trong danh sách. Thời gian thi công là 39 tháng.
Như Sputnik đã thông tin, đứng đầu liên danh Vietur là Tập đoàn Công nghiệp và thương mại xây dựng IC Ictas của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Ricons hẹn gặp Coteccons tại toà" ảnh hưởng gì đến kết quả gói thầu sân bay Long Thành?
Các nhà thầu thành viên trong liên danh này là những đơn vị trong nước như: Công ty CP Đầu tư xây dựng Ricons, Công ty CP Đầu tư xây dựng Newtecons, Công ty CP Đầu tư xây dựng SOL E&C, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty CP Kết cấu ATAD, Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings, Công ty CP Hawee, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP.
Phía ACV đã mời đại diện của liên danh Vietur đến tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính vào ngày 4/8 tới đây tại trụ sở của Tổng công ty hàng không Việt Nam ở TP.HCM.

Nhóm của ông Nguyễn Bá Dương và nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ ‘rộng cửa’ thắng thầu?

Với việc liên danh Vietur với sự hiện diện của ông Nguyễn Bá Dương là nhà thầu duy nhất đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thi công gói thầu 5.10 (gói thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành), có giá trị lên tới 35.000 tỷ đồng, nhóm nhà thầu Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ này được đánh giá là “rộng cửa” và “ăn chắc” trong cuộc đua thắng thầu.
Gói thầu 5.10 có tổng giá trị hơn 35 ngàn tỷ đồng có 2 vòng mở thầu. Vòng đầu tiên là mở hồ sơ về yêu cầu kỹ thuật, vòng thứ 2 là mở hồ sơ về tài chính.
Với kết quả ACV vừa công bố thì liên danh Vietur là đơn vị duy nhất trong 3 liên danh dự thầu, đã vượt qua vòng đầu tiên và đang đi đến vòng thứ 2.
Nếu vòng thứ 2 Vietur tiếp tục đạt chuẩn thì liên danh này nắm trong tay phần thắng thầu gói thầu 35.000 tỷ đồng sân bay Long Thành.
Như chúng tôi đã đề cập, tham dự đấu thầu gói thầu 5.10 trước đó có 3 liên danh. Ngoài liên danh Vietur còn có liên danh Hoa Lư gồm 7 nhà thầu trong nước và một nhà thầu Thái Lan; một liên danh khác của nhà thầu Trung Quốc – Việt Nam do China Harbour Engineering Company (CHEC) đứng đầu, cùng với một công ty khác cũng đến từ Trung Quốc là Beijing Construction (BCEG). Trong số 3 liên danh chỉ có Hoa Lư là khối các nhà thầu Việt Nam.
Nhiễu thông tin trước giờ công bố kết quả chấm thầu gói 5.10 sân bay Long Thành
Về phần Vietur, theo giới thiệu, đơn vị đứng đầu liên danh của Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn như bến cảng, sân bay, năng lượng tại khu vực như Liên bang Nga, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất…
Đáng chú ý, công ty này từng tham gia đấu thầu xây dựng các sân bay quốc tế lớn tại các nước Nga, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari…
Trong liên danh Vietur có sự xuất hiện của ba doanh nghiệp trong hệ sinh thái của đại gia Nguyễn Bá Dương - cựu Chủ tịch Coteccons gồm Newtecons, Ricons và SOL E&C.
Sau khi rời Coteccons, ông Nguyễn Bá Dương đã quay về phát triển hệ sinh thái do ông sáng lập, thậm chí nhiều dự án bất động sản lớn do Coteccons làm nhà thầu đã bị Newtecons hay Ricons thế chân.
Trước đó, hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương cũng được đánh giá là “ngựa ô” trong ngành xây dựng. Năm 2022, Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor, DB, SOL E&C đã tạo nên doanh thu hơn 1 tỷ USD cho hệ sinh thái. Trong đó, Newtecons và Ricons cán mốc doanh thu 10.000 tỷ đồng.
Ở top 10 nhà thầu năm 2023, Ricons đứng ở vị trí thứ 3, tiếp đó là Vinaconex và Newtecons đứng thứ số 5.

ACV sẽ thông báo sau

Về thông tin liên quan Vietur vượt qua vòng 1 chấm thầu gói 5.10 cảng HKQT Long Thành, chiều ngày 1/8, một cán bộ của ACV cho Lao động biết, đối với vấn đề này, Ban Quản lý dự án đang thực hiện, khi nào có thông tin chính thức sẽ thông báo sau.
Hiện nay ACV đang tiến hành chấm điểm hồ sơ năng lực của các nhà thầu đã nộp hồ sơ tham gia gói thầu 5.10 "thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách" thuộc dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án Đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế, sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì nhiều cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về tình hình triển khai thực hiện dự án.
Tại phiên họp ngày 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu ACV hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu gói thầu nhà ga hành khách để khởi công trong tháng 8 này.
Liên danh nhà thầu lớn nhất Việt Nam hứa xây nhà ga sân bay Long Thành trong 36 tháng
Sau khi thị trường đang xôn xao thông tin “Liên danh nhà thầu Vietur đã trúng gói thầu 5.10 "thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách" thuộc dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án Đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế, sân bay Long Thành giai đoạn 1, dòng tiền chảy ồ ạt vào nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc liên danh Vietur này.
Theo đó, toàn bộ 4 cổ phiếu gồm VCG, PHC, CC1 và HAN đều đồng loạt tăng kịch trần cùng khối lượng bùng nổ. Ghi nhận giao dịch 3 tháng qua cho thấy, VCG, CC1, PHC có mức tăng trưởng mạnh, cổ phiếu VCG tăng gần 59% còn CC1 tăng 98%, PHC tăng 73%.
Ngược lại, cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc liên danh Hoa Lư bất ngờ lao dốc, HBC của Xây dựng Hoà Bình giảm 5,61%, còn CTD của CTCP Xây dựng Coteccons giảm 6,95% xuống còn 66.900 đồng/cp.

Nhà thầu hưởng lợi ra sao ở gói thầu 5.10?

Một đại diện nhà thầu bày tỏ với Tuổi trẻ, trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang khó khăn như hiện nay, việc các nhà thầu trúng được các gói thầu lớn vừa giúp tạo công ăn việc làm, tài chính, vừa nâng cao năng lực của các nhà thầu khi trực tiếp xây dựng các công trình tầm cỡ quốc tế như sân bay Long Thành.
Công ty Chứng khoán VietCap (VCSC) đánh giá việc được trao gói thầu 5.10 sẽ là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho các nhà thầu trong nước trong bối cảnh thị trường bất động sản tư nhân trầm lắng.
VCSC ước tính tổng lợi nhuận tối đa khoảng 525 tỷ đồng cho một nhà thầu tham gia gói 5.10. Tuy nhiên, do thời gian xây dựng ước tính cho giai đoạn 1 là 39 tháng (tương đương với thời gian hoàn thành ước tính vào cuối năm 2026 hoặc giữa năm 2027 — tùy thuộc vào ngày khởi công xây dựng thực tế), tổng lợi nhuận ước tính trên sẽ được ghi nhận trong khoảng thời gian từ 3 năm đến 3,5 năm.
Nhiều hạng mục của sân bay Long Thành lần lượt được khởi công
Gói thầu 5.10 có sức hấp dẫn khi khối lượng công việc này tương đương với 126% tổng giá trị hợp đồng ký mới hàng năm của Coteccons và Hòa Bình.
Theo Vietcap, ước tính tổng lợi nhuận ròng tối đa là 525 tỷ đồng cho một nhà thầu tham gia trong trường hợp nhà thầu hoàn thành 50% tổng backlog của gói.
Thảo luận