"Việc mở rộng có thể biến khối này thành một thứ khác. Lập trường của Brazil gắn liền với sự gắn kết của nhóm và việc duy trì không gian của chúng tôi trong nhóm các quốc gia quan trọng", - hãng tin dẫn lời một trong các quan chức cho biết.
Các nguồn tin cho biết chính phủ Brazil sẽ lập luận rằng bất kỳ sự mở rộng nào cũng nên diễn ra từ từ, duy trì sự cân bằng trong khu vực và duy trì ưu thế của năm thành viên thường trực. Một trong những quan chức nói thêm rằng các thành viên mới có thể được chấp nhận là các quốc gia đối tác tham gia hội nghị thượng đỉnh mà không phải trở thành thành viên chính thức như trong các tổ chức quốc tế khác.
"Đến một lúc nào đó, Brazil sẽ phải nhượng bộ, bởi vì chúng tôi là những người theo chủ nghĩa hiện thực, bản chất của chúng tôi không phải là muốn ngăn chặn điều gì đó. Nhưng điều đó sẽ không tốt cho chúng tôi", - vị quan chức này nói.
Trước đó, Oliver Stuenkel, trợ lý giáo sư về quan hệ quốc tế tại Quỹ Getúlio Vargas của Brazil, cho biết, trước đây Brazil cảm thấy yên tâm để Ấn Độ đi đầu trong việc chống lại sự mở rộng khối BRICS. Tuy nhiên, theo ông, Ấn Độ dường như đã dịu bớt sự phản kháng.
Theo Stuenkel, Indonesia là một ứng cử viên nặng ký để gia nhập BRICS, nhờ sức mạnh khu vực, vai trò ngày càng tăng trong nền kinh tế toàn cầu và không có mâu thuẫn toàn cầu. Nhưng việc bao gồm Iran, Venezuela hoặc Ả Rập Saudi sẽ thay đổi động lực của nhóm và khiến các quốc gia như Brazil khó duy trì ảnh hưởng.